Thứ hai, 19/02/2024, 21:33 PM

Phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ tại Bình Thuận

(CL&CS) - Từ ngày 12/01/2024 đến ngày 29/01/2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Bình Thuận liên tiếp phát hiện và xử lý 08 cơ sở kinh doanh sản phẩm thời trang về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lợi dụng nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán năm 2024, một số cơ sở kinh doanh sản phẩm thời trang đã mua hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ trà trộn với hàng hóa hợp pháp để kinh doanh.

Qua công tác quản lý địa bàn, Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT tỉnh Bình Thuận liên tiếp phát hiện 08 cơ sở kinh doanh sản phẩm thời trang đang kinh doanh 822 sản phẩm quần, áo, giày, dép nam, nữ, trẻ em các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ với tổng giá trị tang vật vi phạm trên 169.000.000 đồng.

Lực lượng chức năng kiểm tra tại cơ sở.

Lực lượng chức năng kiểm tra tại cơ sở.

Qua thẩm tra, xác minh và căn cứ các quy định của pháp luật, Đội trưởng Đội QLTT số 1 đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 08 cơ sở kinh doanh sản phẩm thời trang nêu trên với tổng số tiền xử phạt là 72.000.000 đồng.

Theo lực lượng chức năng, hiện nay hành vi mua bán, vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ ngày càng trở nên phổ biến cả trong lẫn ngoài nước. Việc mua bán hàng hóa diễn ra tùy tiện mà ko có sự quản lý chặt chẽ từ cơ quan nhà nước, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đời sống người dân.

Vấn nạn sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu... không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tiêu dùng của người dân, mà còn tạo lên những tác động tiêu cực vô cùng lớn tới kinh tế, xã hội của các địa phương. Ảnh hưởng vấn nạn trên chính là niềm tin của người tiêu dùng bị suy giảm, tính minh bạch của thị trường, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và thậm chí sự hoài nghi của người tiêu dùng với chính cơ quan chức năng.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Từ vụ sữa giả đến 'lỗ hổng' trách nhiệm

Từ vụ sữa giả đến 'lỗ hổng' trách nhiệm

sự kiện🞄Thứ bảy, 19/04/2025, 20:00

(CL&CS) - Từ vụ việc sữa bột giả bị lực lượng Công an bắt giữ gần đây cho thấy, còn nhiều vấn đề đặt ra trong việc bảo vệ người tiêu dùng, cũng như trách nhiệm từ phía cơ quan quản lý...

Liên quan vụ gần 600 sản phẩm sữa giả: Bộ Y tế nói gì?

Liên quan vụ gần 600 sản phẩm sữa giả: Bộ Y tế nói gì?

sự kiện🞄Thứ tư, 16/04/2025, 17:48

(CL&CS) - Theo Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), với vụ sữa giả quy mô lớn vừa được phát hiện, vụ việc đang trong quá trình điều tra. Bộ Y tế đã và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an về các vấn đề chuyên môn, nhằm bảo đảm có đủ căn cứ pháp lý để xử lý đúng người, đúng tội; truy cứu rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.

Bộ Y tế yêu cầu rà soát, cung cấp thông tin liên quan các cơ sở sản xuất, buôn bán sữa giả

Bộ Y tế yêu cầu rà soát, cung cấp thông tin liên quan các cơ sở sản xuất, buôn bán sữa giả

sự kiện🞄Thứ ba, 15/04/2025, 22:14

(CL&CS) - Bộ Y tế yêu cầu, nếu các công ty trong đường dây sản xuất sữa giả có công bố sản phẩm tại địa phương, cần cung cấp thông tin về số lượng, tên từng sản phẩm; rà soát việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.