Phải bố trí diện tích đất xây nhà ở cho công nhân khi quy hoạch khu công nghiệp
(CL&CS) - Theo Văn bản số 3822/BXD-QLN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương phối hợp và tập trung triển khai một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân, nhất là tại các khu công nghiệp (KCN).
Cụ thể, khi lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng KCN, các địa phương phải bố trí diện tích đất phù hợp trên địa bàn để xây dựng nhà công nhân, thiết chế của công đoàn bảo đảm đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để phục vụ công nhân, người lao động làm việc tại KCN đó.
Hình minh họa
Các địa phương cần có các cơ chế, giải pháp cụ thể, tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính, hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tích cực tham gia phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà cho công nhân thuê tại các khu kinh tế, KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Đồng thời, nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân, có cơ cấu sản phẩm nhà cho thuê phù hợp với nhu cầu của người lao động, bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án xây dựng nhà ở xã hội ở đô thị và KCN.
Địa phương cần bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu như: Trường học, nhà trẻ, cơ sở khám, chữa bệnh, sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, thể dục, thể thao... trong và ngoài các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt tại các khu vực có đông công nhân và người lao động; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các chính sách, chương trình phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn.
Bộ Xây dựng cũng đề nghị các địa phương tiếp tục chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp mà Thủ tướng Chính phủ đã giao trong Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/1/2017 về việc đẩy mạnh phát triển nhà xã hội; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc triển khai các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (bao gồm nhà ở, nhà trẻ, siêu thị, y tế, giáo dục và các công trình văn hóa, thể thao) để phấn đấu từ năm 2026 trở đi, tất cả KCN, khu chế xuất trên cả nước đều có thiết chế công đoàn.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện hai nhiệm vụ: Khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách; chủ trì, phối hợp cơ quan, địa phương liên quan có giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN.
Hồng Liên
- ▪Giá vật liệu xây dựng tăng cao khiến các công trình xây dựng bị ảnh hưởng
- ▪Sở xây dựng TP.HCM yêu cầu 2 dự án bất động sản hoàn thiện thủ tục trước khi mở bán
- ▪TP.HCM: Loại công trình được phép xây dựng trong thời gian tới
- ▪Ấn Độ chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thủ phủ công nghệ thông tin với Việt Nam
Bình luận
Nổi bật
Khi nào đất nền phía Nam vào sóng tăng giá?
sự kiện🞄Thứ hai, 25/11/2024, 06:51
Trong những tháng vừa qua, khi các Luật mới được thông qua, phân khúc đất nền phía Nam gây chú ý. Đặc biệt khi bảng giá đất được ban hành là điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư tiếp tục dồn sự chú ý vào loại hình này. Dù chưa có biểu hiện mạnh mẽ nhưng giá đất bắt đầu có xu hướng nhích lên, dự báo sẽ khởi sắc vào năm 2025 và dần mở ra một chu kỳ mới.
Áp dụng tích hợp hệ thống quản lý, các công cụ cải tiến năng suất chất lượng phù hợp
sự kiện🞄Thứ hai, 25/11/2024, 06:47
(CL&CS)- Các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO và các công cụ năng suất chất lượng là mô hình lý tưởng cho doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và vị thế cạnh tranh trên thế giới.
Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00
Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.