Nuôi loài bò ngang 8 cẳng 2 càng, anh nông dân Phú Thọ làm chơi ăn thật, nhẹ nhàng thu lãi 200 triệu đồng/năm
(CL&CS) - Vốn đầu tư ít, không tốn công chăm sóc, lại cho doanh thu ổn định, mô hình nuôi cua đồng vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhà nông, vừa làm phong phú, đa dạng các đối tượng nuôi trong ngành nông nghiệp.
Cua đồng còn có tên gọi khác là điền giải, nằm trong nhóm cua nước ngọt. Chúng có đặc điểm dễ phân biệt là mai cua màu vàng đậm, 2 càng, một to một nhỏ và có 8 chân bò ngang, gọng màu vàng cháy trong khi phần thân thì có màu nâu vàng. Thịt cua đồng có vị ngọt tươi mới, hơi mặn, tanh. Thức ăn của cua đồng có sẵn trong tự nhiên như cá tạp, ốc, hến… nên rất dồi dào.
Cua đồng là con vật quen thuộc với nhà nông
Cua đồng là loại thủy sản đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Với nhiều người thì cua đồng có lẽ là món ăn dân dã, bổ dưỡng và rất được yêu thích. Cua đồng không chỉ được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau mà nó còn có rất nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Xưa kia, chúng chủ yếu sống hoang dã trong hang, hốc ở bờ ruộng, các con kênh và rạch ở nước ta, nhưng hiện nay, nhiều hộ nông dân đã và đang triển khai mô hình nuôi cua đồng đem lại nguồn lợi kinh tế cao. Nhờ đặc tính sống hoang dã nên chúng rất ít bệnh. Chỉ cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật là có thể thu được năng suất cao.
Nắm bắt được nguồn lợi nhuận ổn định từ mô hình nuôi cua đồng trong ruộng lúa, ao, đồng, nhiều hộ nông dân đã quyết định đầu tư, cho năng suất ngoài mong đợi và làm giàu ngay tại địa phương.
Ông Võ Văn Thái (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vốn là một lão nông chân chính gắn bó lâu năm cùng nghề chăn nuôi, trồng trọt tại địa phương. Trước đây, từ ruộng lúa thấp trũng cho thu hoạch kém, ông đã thử nghiệm nuôi nhiều loài như: cá, bò, lợn… Dù chăn nuôi ổn định nhưng gặp khó khăn về đầu ra, nên ông Thái đã đưa ra quyết định chuyển đổi 100% diện tích sang mô hình nuôi cua đồng.
Ông Thái thành công với mô hình nuôi cua đồng
Gia đình ông Thái bắt đầu thử nghiệm nuôi cua đồng từ cuối năm 2023 với tổng diện tích đồng ruộng là 3.600m2. Cải tạo đất hoàn thành, tháng 2/2024, ông thả xuống 3 tạ cua giống, kích cỡ 300 con/kg. Tổng chi phí đầu tư ban đầu khoảng 50 triệu đồng.
Sau 4 tháng thả nuôi, gia đình ông đã thu hoạch lứa cua đầu tiên từ đầu tháng 6/2024. Để bắt được cua đồng trong mùa cao điểm thu hoạch, gia đình ông dậy từ 4h sáng. Sau 2-3 giờ thả lưới, ông tiến hành gỡ lưới để thu hoạch. Trung bình mỗi ngày, ông thu hoạch khoảng 15 - 20kg cua đồng. Giá bán cua đồng ở thời điểm hiện tại là 120.000 – 130.000 đồng/kg, trung bình mỗi ngày trong mùa thu hoạch, ông đạt doanh thu gần 3 triệu đồng, đạt xấp xỉ cả trăm triệu đồng/năm.
Với những hiệu quả mang lại, gia đình ông Thái đang ấp ủ nhân rộng mô hình, tận dụng lợi thế đất đai, điều kiện sinh thái của địa phương để phát triển kinh tế, phấn đấu làm giàu trên quê hương của mình.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Bình (Thanh Chương, Nghệ An) cũng đã thành công với mô hình nuôi cua đồng khi đạt doanh gần 100 triệu đồng/sào/năm, gấp 35 lần trồng lúa. Trên diện tích 1,5 sào đất lúa của xã, bắt đầu từ năm 2021, ông Bình đã cải tạo thành ao nông, chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi cua, chạch.
Ông Bình thu hoạch cua đồng trong ao nuôi
Theo ông Bình, nuôi cua không tốn nhiều vốn, không tốn công chăm sóc, thức ăn đơn giản và có thể tự chế như: cám gạo, cám ngô, bột cá, 3 ngày chỉ cần cho ăn 1 lần. Vì vậy, nuôi cua đồng chỉ cần tranh thủ thời gian rỗi trong ngày. Điều quan trọng nhất là phải nắm chắc đặc tính sinh trưởng của cua để dễ dàng ứng phó.
Để cua được giá, theo kinh nghiệm của ông Bình thì người nuôi phải chủ động căn chỉnh thời gian xuống giống và thu hoạch. Để tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, ông Bình còn nuôi xen chạch đồng trong ao cua, bởi đây là đối tượng dễ nuôi, sống ở tầng sâu dưới bùn nên không ảnh hưởng đến cua.
Theo nhẩm tính của ông Bình, mỗi năm, 3 lứa cua, mỗi lứa 2 tạ, với giá bán 100.000 - 120.000 đồng/kg, ông thu về khoảng 70 triệu đồng và khoảng 30 triệu đồng từ tiền bán chạch thì 1,5 sào ao mang lại thu nhập khoảng 100 triệu đồng. So với trồng lúa 2 vụ trước đây thì cao gấp 30 - 35 lần.
Anh Đỗ Mạnh Thắng (Phù Ninh, Phú Thọ) cũng là một tấm gương làm giàu bằng mô hình nuôi cua đồng ngay trên mảnh đất quê hương. Được biết, gia đình anh Thắng đã triển khai nuôi cua lâu năm nhưng phải tới giữa năm 2022, mô hình nuôi cua trên ruộng lúa mới được đầu tư đẩy mạnh nhờ chính sách xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Anh Thắng nuôi cua đồng ngay trong ruộng lúa
Sau 6 tháng nuôi 100kg cua giống, cua đồng có tốc độ tăng trưởng tốt, đồng đều, tỷ lệ sống đạt 91% trở lên. Anh Thắng cho biết, để đạt hiệu quả, người nuôi cần chú ý tới các khâu: chọn ruộng nuôi, cua giống, cách phòng bệnh, nguồn thức ăn, chỗ trú ngụ cho cua giống mới thả.
Mô hình nuôi cua đồng trên ruộng lúa của anh Thắng đã giúp tăng thu nhập cho người dân trên diện tích trồng lúa một vụ, cao hơn với phương pháp nuôi truyền thống, giảm thời gian nuôi. Sau 5 tháng nuôi, trọng lượng cua đạt trung bình 80 con/kg, với giá bán 150.000 đồng/kg, trừ chi phí cho lợi nhuận đạt 15,7 triệu đồng. Ngoài ra, người nuôi còn thu giữ lại được một lượng lớn cua giống để nuôi vụ sau. Tổng doanh thu đạt được hàng năm có thể lên tới 200 triệu đồng.
Đến nay, mô hình nuôi cua đồng trong ruộng lúa của gia đình anh Thắng sau thu hoạch đã đạt kết quả khả quan, được nhiều người trong và ngoài địa phương đến học hỏi và làm theo, từ đó nhân rộng thực hiện tại các địa phương khác.
Theo Tri thức và Cuộc sống
- ▪Giải pháp nuôi tôm hiệu quả với việc áp dụng tiêu chuẩn sản xuất thủy sản bền vững
- ▪Nuôi loài được ví như “vàng trắng” sống tĩnh lặng, chị nông dân ở Thanh Hóa đạt doanh thu 150 tỷ đồng/năm
- ▪Nuôi thủy sản ở Huế mỗi năm thu 23 tỷ đồng
- ▪Anh nông dân nuôi 'đặc sản' dân nhậu thích mê, vừa hiền lành lại ham ăn, nhẹ nhàng kiếm 2,4 tỷ đồng/năm
Bình luận
Nổi bật
Vườn cam giúp nông dân có thu nhập tiền tỷ
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 20:08
(CL&CS) - Năm nay, thời tiết thuận lợi, những vườn cam sạch cho năng suất cao, chất lượng tốt. Vì thế giá bán cũng cao hơn so, mang lại thu nhập tốt cho người dân tại xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.
Doanh nghiệp áp dụng 5S và TPM giúp ổn định và nâng cao năng suất
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 18:07
(CL&CS)- Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất được xem là yếu tố quan trọng bên cạnh giải pháp về đổi mới khoa học kỹ thuật giúp doanh nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng cao năng suất, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh.
Triển khai ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:17
(CL&CS) - Hiện nay, ISO 22000:2018 được áp dụng nhiều tại các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và có liên quan đến thực phẩm, từ đó, giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.