Giải pháp nuôi tôm hiệu quả với việc áp dụng tiêu chuẩn sản xuất thủy sản bền vững
(CL&CS) - Vừa qua, Hội thảo tham vấn về giải pháp nuôi tôm hiệu quả”, do Cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau được tổ chức bàn về hướng giải pháp nuôi tôm hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.
Thách thức lớn
Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng, cho biết, Cà Mau có diện tích nuôi tôm trên 280 nghìn ha, với nhiều loại hình nuôi thâm canh, siêu thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến kết hợp với tôm - lúa, tôm - rừng, sản lượng thu hoạch bình quân hằng năm trên 280 nghìn tấn, riêng kế hoạch năm 2024 là 243 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu hằng năm trên 1,2 tỷ USD. Tuy nhiên, lợi nhuận cho doanh nghiệp và người nuôi tôm rất thấp, đây là những thách thức lớn cho nghề nuôi tôm ở Cà Mau.
Các đại biểu tham dự chương trình bàn giải pháp nuôi tôm hiệu quả
Theo ông Bằng, trong 10 tháng năm nay, sản lượng tôm nuôi trên 200 nghìn tấn, đạt 82,30% so kế hoạch, tăng 2,02% so cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 968 triệu USD, bằng 87% so kế hoạch, tăng trên 12% so cùng kỳ.
Dự báo 3 tháng cuối năm nay, điều kiện thời tiết, môi trường không thuận lợi, dịch bệnh trên tôm nuôi có nguy cơ bùng phát, ngành chức năng khuyến cáo người nuôi tuân thủ đúng quy trình nuôi từ khâu chuẩn bị ao nuôi đúng kỹ thuật, chọn con tôm giống có chất lượng tốt, thay thế hoá chất, thuốc kháng sinh bằng các sản phẩm sinh học, chọn thời điểm, kích cỡ phù hợp để thu hoạch tôm nuôi đảm bảo được lợi nhuận cao nhất. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các vùng nuôi, chú trọng đầu tư thay thế máy móc, thiết bị động cơ sang các thiết bị sử dụng điện, sử dụng điện năng lượng mặt trời, để hạ giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận cho người nuôi tôm.
Vùng nuôi tập trung áp dụng tiêu chuẩn sản xuất thủy sản bền vững
Còn theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, trong các tháng đầu năm 2024, ngành tôm tỉnh này gặp nhiều khó khăn như kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất ngành tôm hiện nay còn thiếu và chưa đồng bộ; mạng lưới giao thông đường thủy chưa được phát huy; hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng bồi lắng nhanh, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, nhất là thời điểm mùa khô. Ngoài ra việc phát triển nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua khá nhanh, trong khi đó việc ứng dụng và thực hiện các giải pháp xử lý nước thải, chất thải trong nuôi trồng thủy sản còn hạn chế...
Theo ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thuỷ sản nhận định, vấn đề tăng năng suất và sản lượng phải song hành cùng lợi nhuận của người nuôi và doanh nghiệp. Hiện tại, lợi nhuận của người nuôi tôm đạt thấp do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, nguyên nhân chính do chi phí sản xuất cao, dịch bệnh ngày càng nhiều, công tác quản lý dịch bệnh trên tôm nuôi còn nhiều khó khăn.
Đại diện Cục Thú y cũng cho rằng, dịch bệnh thủy sản còn diễn biến phức tạp, nhiều nước tăng cường giám sát dịch bệnh để tạo ra các hàng rào kỹ thuật, gây khó khăn cho việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Nhiều cơ sở không xây dựng và triển khai chương trình giám sát dịch bệnh tại cơ sở theo đúng yêu cầu chuyên môn, tiềm ẩn nguy cơ bị các nước cấm nhập khẩu sản phẩm thủy sản.
Riêng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ NNPTNT (Vụ Khoa học Công nghệ, Cục Thủy sản, các Viện nghiên cứu NTTS) phối hợp chặt chẽ với Cục Thú y trong các hoạt động đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học công nghệ trong phòng chống dịch bệnh thủy sản; rà soát và đánh giá kết quả nghiên cứu về bệnh thủy sản; chia sẻ kết quả để phổ biến, hướng dẫn người nuôi thực hiện phòng chống bệnh hiệu quả, an toàn.
Do vậy, để chủ động trước các yêu cầu của các nước nhập khẩu cũng như bảo đảm hoạt động sản xuất, nuôi trồng thủy sản bền vững, giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra các cơ sở nuôi cần chủ động xây dựng và triển khai chương trình giám sát dịch bệnh tại cơ sở, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH).
Cục Thú y yêu cầu các cơ sở sản xuất, ương dưỡng thủy sản giống cần xây dựng kế hoạch giám sát dịch bệnh chủ động, gắn với xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất an toàn dịch bệnh để phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh ngân sách nhà nước hỗ trợ, đề nghị người nuôi chủ động bố trí kinh phí và triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại cơ sở nuôi của mình. Thực hiện nghiêm các quy định về khai báo dịch bệnh; sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm; chỉ sử dụng con giống đã qua kiểm dịch và có chất lượng tốt; quan tâm xử lý đối với nước cấp, nước thải để tiêu diệt mầm bệnh, giảm thiểu nguy cơ gây bệnh hoặc phát tán mầm bệnh ra môi trường.
Ngoài ra, các địa phương cho rằng cần xây dựng mô hình quản lý cộng đồng vùng nuôi tập trung áp dụng tiêu chuẩn sản xuất thủy sản bền vững như: GlobalGAP, VietGAP, tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt (BAP), nuôi trồng thủy sản hữu cơ, nuôi sinh thái và các tiêu chuẩn quốc tế khác theo yêu cầu thị trường xuất khẩu.
Thiện Phúc
- ▪Nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn, cho năng suất cao, chất lượng tốt
- ▪Giải pháp nuôi tôm công nghệ GROFARM PRO giúp tăng năng suất, giảm chi phí
- ▪An Minh (Kiên Giang): Nuôi tôm cải tiến kết hợp công nghệ sinh học giúp tăng năng suất
- ▪Nuôi tôm cho năng suất cao nhờ chọn giống chất lượng tốt, ứng dụng công nghệ cao
Bình luận
Nổi bật
Giá bán nhà trong ngõ “ngang ngửa” nhà mặt phố nhưng giao dịch lại “ảm đạm”
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 20:10
Sau chung cư, thị trường bất động sản chứng kiến nhà trong ngõ tăng giá đến "chóng mặt". Thậm chí nhiều căn được rao bán giá cao ngang nhà mặt phố, song giao dịch thực tế lại khá chậm, thậm chí không có thanh khoản.
Giá chung cư tăng cao vượt xa thu nhập, giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 20:09
Giấc mơ mua nhà đã vượt xa ngoài tầm với của nhiều người, đặc biệt đối với thế hệ trẻ khi giá nhà đất thời gian gần đây liên tục tăng, đã “bỏ xa” thu nhập.
TS Đinh Trọng Thịnh: Quyền lực thị trường nằm trong tay người bán, cầu lớn nhưng cung hạn chế
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 20:09
Hiện nay thị trường bất động sản, quyền lực đang nằm trong tay người bán. Giá nhà liên tục tăng bởi việc giảm giá nhà là rất khó khi chủ đầu tư dùng vốn huy động để thực hiện các dự án nhà ở, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh chia sẻ.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.