Nhiều doanh nghiệp dệt may có đơn hàng đến hết năm 2021

(CL&CS) - Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng hết quý 3, thậm chí quý 4/2021 nhưng nguy cơ mà doanh nghiệp sản xuất trong ngành phải đối mặt trong làn sóng dịch thứ 4 lần này là vô cùng lớn.

Bộ Công Thương cho biết, trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021, ngành dệt may, da giày đã có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước. Một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam dần hồi phục và tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết và đi vào thực thi.

Chỉ số sản xuất ngành dệt tháng 5 tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2020; ngành sản xuất trang phục lần lượt tăng 2,1% và 12,9%; ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 8,1% và 21,2%. Tính chung 5 tháng, chỉ số sản xuất ngành dệt tăng 8,1% so với cùng kỳ; ngành sản xuất trang phục tăng 9,1%; ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 12%.

Chỉ số sản xuất ngành da và các sản phẩm liên quan tháng 5 tăng 8,1% so với tháng 4 và tăng 21,2% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng, chỉ số sản xuất của ngành này tăng 12% so với cùng kỳ.

Một số sản phẩm trong ngành đạt mức tăng trưởng khá như vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 261,5 triệu m2, tăng 9,3% so với cùng kỳ; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 482,5 triệu m2, tăng 8,8% so với cùng kỳ; quần áo mặc thường ước đạt 1.882,9 triệu cái, tăng 9,7%; giầy dép da ước đạt 121 triệu đôi, tăng 12,6%.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt 12,2 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại tăng 60,1%; kim ngạch xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật khác tăng 66,2%. Kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại ước đạt 8,46 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ.

3834_det5

Nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã có đơn hàng hết quý 3 và quý 4 là do nhu cầu mua sắm hàng hoá tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, Nhật Bản... đã tăng rõ rệt (Ảnh: CT)

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã có đơn hàng hết quý 3 và quý 4. Bộ giải thích là do nhu cầu mua sắm hàng hoá tiêu dùng như quần áo, giày dép... của người tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, Nhật Bản... tăng rõ rệt khi dịch bệnh được kiểm soát, kinh tế phục hồi và dần dỡ bỏ lệnh phong toả.

Tuy các doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng dồi dào, nhưng nguy cơ mà  doanh nghiệp  phải đối mặt trong làn sóng dịch thứ 4 lần này là vô cùng lớn. 

Theo Hiệp Hội Dệt may Việt Nam (VITAS), tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, châu Á và tại Việt Nam đang ngày trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là tại các khu công nghiệp. Đây thực sự là mối lo lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến sự tồn tại của các doanh nghiệp và việc làm, đời sống người lao động, nhất là với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may.

VITAS lý giải thêm: "Một doanh nghiệp chỉ cần bị giãn cách, cách ly, ngừng làm việc từ 14-21 ngày thì coi như kế hoạch sản xuất một năm tan vỡ, hậu quả vô cùng to lớn, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đóng cửa, phá sản, người lao động mất việc không còn thu nhập. Hiện, các doanh nghiệp đã ký kết đơn hàng, nhiều doanh nghiệp đã ký đến hết năm. Nếu không sản xuất, giao hàng đúng hạn sẽ bị phạt, hủy đơn hàng, thiệt hại toàn ngành có thể lên tới hàng tỉ USD và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Việt Nam".

Trước tình hình này, mới đây VITAS đã gửi công văn kiến nghị tới Chính phủ, Bộ Y tế về việc hỗ trợ doanh nghiệp dệt may mua, tiêm vắc-xin Covid-19.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, trước diễn biến khó lường của dịch Covid-19 trên thế giới, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các giải pháp linh hoạt, thích ứng nhanh với thị hiếu tiêu dùng, tập trung sản xuất những đơn hàng nhanh, số lượng nhỏ, đi sâu vào giá trị chuyên biệt, nâng cao giá trị sản phẩm. Từng bước giảm tỷ trọng hàng gia công, cắt may thuê, chuyển dần sang sản xuất hàng FOB (mua nguyên liệu, sản xuất, bán thành phẩm), ODM (thiết kế, sản xuất, bán thành phẩm),...  Ngoài ra, tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động; đầu tư các máy móc hiện đại để nâng cao năng suất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Chia sẻ mới đây, Chủ tịch HÐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), ông Lê Tiến Trường cũng cho biết, thời gian tới, ngành dệt may cần thực hiện chiến lược phát triển bền vững, phát triển theo chiều sâu, gia tăng sản phẩm có giá trị cao, cải tiến công tác quản trị, tái cấu trúc các doanh nghiệp, tạo chuỗi cung ứng nội khối và hệ sinh thái dệt may tiên tiến, tận dụng tốt các FTA, tham gia sâu chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Tập đoàn Bamboo Capital nằm trong top doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất 2024

Tập đoàn Bamboo Capital nằm trong top doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất 2024

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 09:33

(CL&CS) - Tập đoàn Bamboo Capital vừa được vinh danh với hai hạng mục quan trọng tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, bao gồm: Báo cáo thường niên tốt nhất và Tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên tốt nhất.

Năm 2024, PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới

Năm 2024, PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - PV GAS TRADING tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, ghi dấu ấn với kết quả kinh doanh tăng trưởng toàn diện và các kỷ lục đột phá trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu đang trải qua nhiều biến động phức tạp.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:29

(CL&CS) - Công ty Cổ phần Giải pháp Năng lượng xanh VinEG (“VinFast Energy”), Công ty TNHH Schneider Electric Việt Nam (“Schneider Electric”) và Công ty TNHH Năng lượng Môi trường Biển Đông (“ESEC”) đã ký kết thoả thuận hợp tác phát triển giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến, qua đó thúc đẩy lĩnh vực quản lý năng lượng tại Việt Nam.