Ngôi nhà trăm năm tuổi lưu giữ nét đẹp Hà Thành xưa: Điểm đến yêu thích của du khách nước ngoài, được công nhận là Di sản cấp Quốc gia
Dù đã trải qua nhiều lần đổi chủ nhưng mọi kết cấu về kiến trúc, đồ vật sinh hoạt của ngôi nhà vẫn còn vẹn nguyên.
Trải qua những năm tháng lịch sử, Hà Nội ngày nay đang trở thành một thành phố hiện đại đầy năng động. Tuy nhiên trong đó, có những dấu ấn của một Hà Nội xưa vẫn còn được lưu giữ cho tới nay trong căn nhà cổ 87 Mã Mây. Căn nhà nhỏ bằng gỗ nâu với nước sơn màu vàng bỗng lọt thỏm ẩn hiện dưới tán cây đang độ thay lá trong chốn phồn hoa đô hội với vô số tòa nhà cao tầng.
Nhà cổ 87 Mã Mây là một địa chỉ không thể bỏ qua khi đến phố cổ Hà Nội.
Nhà 87 Mã Mây là một trong những ngôi nhà di sản của Hà Nội. Công trình được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX, dạng hình ống trên tổng diện tích đất là 157,6m2, với chiều dài là 28m2, chiều rộng mặt tiền 5m và chiều rộng của mặt hậu là 6m. Đến nay, dù đã trải qua nhiều lần đổi chủ nhưng mọi kết cấu về kiến trúc, đồ vật sinh hoạt của ngôi nhà vẫn còn vẹn nguyên.
Mặt tiền của ngôi nhà trông khá đơn sơ, giản dị.
Trái ngược hoàn toàn với vẻ nhỏ bé, đơn sơ khi nhìn từ bên ngoài, đặt chân vào bên trong, du khách có thể sẽ cảm thấy choáng ngợp bởi không gian rộng rãi, thoáng đãng. Hệ thống các phòng, gác, sân đều được thiết kế khéo léo, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt đa dạng và tiện lợi.
Cảnh sinh hoạt (được dàn dựng lại) của người Hà Nội xưa trong không gian nhà 87 Mã Mây.
Gian ngoài của ngôi nhà là cửa hàng, nơi trưng bày và giới thiệu các đầu sách cũ, cũng là nơi thư giãn, tiếp đón khách ghé thăm. Điểm đặc biệt của ngôi nhà là ở sân trong, được tạo ra để ngăn cách các gian nhà với nhau. Đây chính là khoảng giếng trời giúp ngôi nhà có điều kiện thuận lợi trong việc thông gió và lấy sáng, cũng là một trong những ưu điểm lớn trong bố cục không gian nhà ở truyền thống Việt Nam nói chung và của phố cổ Hà Nội nói riêng.
Phần sân trong của ngôi nhà.
Góc bếp nhỏ phía sau nhà tạo vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc. Những cối đá, chạn bát, cái rổ, cái rá bằng tre, bằng nứa… tất cả tái hiện lên không gian bếp núc vô cùng đặc trưng của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp cổ kính của ngôi nhà, đồng thời khiến du khách như được quay lại quá khứ xa xưa.
Nhà bếp và những vật dụng xưa trong ngôi nhà.
Du khách đến tham quan ngôi nhà, sẽ được hiểu hơn về nếp sống, sinh hoạt của người Hà Nội xưa. Đây cũng là nơi giới thiệu kiến trúc cổ Hà Nội và gợi ý nhân dân phố cổ cách bảo tồn, tôn tạo nhà cổ.
Trong nhà, các phòng không có tường mà mở thông ra bằng những cửa gỗ lớn. Phòng ngủ với những vật dụng đơn giản như giường, bàn giấy, tủ quần áo, tủ trưng bày đồ gốm, chậu rửa mặt... Trải qua bao thăng trầm, bao biến cố của thời gian nhưng những vật dụng này vẫn không hề bị hư hại, cho thấy chất lượng vô cùng tốt.
Tuy đã thay nhiều đời chủ nhưng kiến trúc đến nội thất của căn nhà gần như vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Phòng thờ bao gồm một chiếc bàn bằng gỗ, một lư hương và hai tượng hạc bằng gốm Bát Tràng, hai bên là hai bức tranh cổ. Ở giữa kê một chiếc sập gỗ, xung quanh sập là những chiếc tủ được chạm khắc tinh tế… khiến ngôi nhà mang hơi thở của màu thời gian, của sự bình yên và cả sự gắn kết.
Gian thờ bên trong nhà cổ.
Cuối cùng là khoảng vườn trên cao, nơi được gia chủ đặt những chậu cây cảnh, rất đúng với tinh thần sống hòa hợp với thiên nhiên trời đất của người Việt xưa. Bên ngoài phong cảnh mộc mạc, bình dị, còn bên trong là kiến trúc cổ chứa đựng những giá trị không thể đong đếm.
Đi vào từng lớp cửa, du khách sẽ cảm nhận được sự cổ kính, trầm mặc của ngôi nhà. Chính điều này làm tăng thêm giá trị văn hóa cho di tích. Đứng trong căn nhà cổ, bạn sẽ cảm nhận được sự yên bình, tĩnh lặng và hoài niệm về một Hà Thành xưa.
Ngôi nhà mang trong mình sự cổ kính, trầm mặc.
Hiện nay, ngôi nhà trở thành điểm giới thiệu đến người dân và du khách về ngôi nhà phố của người Việt trong khu phố cổ Hà Nội. Du khách đến tham quan ngôi nhà sẽ được hiểu hơn về nếp sống, sinh hoạt của người Hà Nội xưa. Đây cũng là nơi giới thiệu kiến trúc cổ Hà Nội và gợi ý về cách bảo tồn, tôn tạo nhà cổ.
Du khách nước ngoài thường xuyên đến đây để tìm hiểu về kiến trúc và văn hóa Hà Nội.
Ban ngày, nhà cổ 87 Mã Mây mở cửa hàng ngày để tiếp khách du lịch và có thể giải đáp những thắc mắc của du khách. Buổi tối, nơi đây thường xuyên tổ chức những buổi hát ca trù do giáo phường Thăng Long biểu diễn.
Cuối năm 1998, ngôi nhà bắt đầu được trùng tu và hoàn thành vào ngày 27/10/1999 trong khuôn khổ hợp tác giữa TP Hà Nội và TP Toulouse (Pháp). Ngày 16/2/2004, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ký quyết định công nhận nhà 87 Mã Mây là Di sản cấp Quốc gia.
Quỳnh Châu
Bình luận
Nổi bật
Vô vàn trải nghiệm trong mùa kích cầu “Chạm Sa Pa, chạm những tầng mây”
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 21:46
(CL&CS) - Sa Pa bùng nổ hàng loạt lễ hội và trải nghiệm chào đón du khách trong mùa săn mây. Hơn 130 doanh nghiệp đồng loạt tung ưu đãi lên đến 50%, hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024. Chất lượng với giá cả hấp dẫn, Sa Pa hứa hẹn trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn nhất miền Bắc dịp thu đông này.
Ghé thăm một nước Lào yên bình những ngày cuối năm
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:23
(CL&CS) - Những ngôi chùa trang nghiêm, đậm chất Phật giáo, những thác nước kỳ vĩ và những dòng sông thơ mộng là những điều khiến du khách ấn tượng khi đến với Lào. Nhưng đất nước này đâu chỉ có thế, bởi điều khiến cho Lào trở thành một trong những điểm đến nhất định phải ghé thăm một lần trong đời chính là sự bình yên không đâu có được, cùng nụ cười hiền hậu, mến khách của người dân nơi đây.
Rừng Đỗ Quyên ở PuTaLeng được công nhận kỷ lục Việt Nam
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:16
(CL&CS) - Rừng Đỗ Quyên cổ thụ trên núi PuTaLeng ở độ cao 2.619m sẽ được công nhận kỷ lục diện tích lớn nhất Việt Nam.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.