Nghị quyết số 57-NQ/TW: Bình Thuận thực hiện loạt giải pháp đột phá phát triển khoa học, công nghệ
(CL&CS) - Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW, Tỉnh ủy Bình Thuận đã ban hành chương trình hành động biến từ chủ trương, chính sách thành những hành động cụ thể, để từ đó mang lại hiệu quả thiết thực.
Công tác phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua được triển khai thực hiện theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nghị quyết, chương trình hành động của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận. Quá trình thực hiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của địa phương, góp phần vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng, công tác dân vận của tỉnh nhà.

Bình Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030, nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số
Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế, kết quả phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có sự bứt phá mạnh mẽ, tốc độ phát triển còn chậm so với một số tỉnh, thành trên cả nước. Ngoài ra, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chưa đầy đủ và sâu sắc, dẫn đến chưa tập trung đầu tư vào lĩnh vực này. Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu; hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng số; an ninh, an toàn thông tin, việc bảo vệ dữ liệu còn đứng trước nhiều thách thức.
Để triển khai Nghị quyết 57 một cách có hiệu quả, nhất là trong giai đoạn nước ta chuẩn bị các điều kiện cần thiết để “Bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã ban hành chương trình hành động.
Theo đó, quan điểm trong chương trình hành động nêu rõ, việc phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa tỉnh Bình Thuận phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.
Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực chính; nhà khoa học là nhân tố then chốt; Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Bên cạnh đó, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực trình độ cao cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách về nhân tài. Phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng số, công nghệ số trên nguyên tắc “hiện đại, đồng bộ, an ninh, an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí”; làm giàu, khai thác tối đa tiềm năng của dữ liệu, đưa dữ liệu thành tư liệu sản xuất chính, thúc đẩy phát triển nhanh cơ sở dữ liệu lớn, công nghiệp dữ liệu, kinh tế dữ liệu.
Bình Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030, nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh ở mức trên 50%. Quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 30% GRDP. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh nghiệp đạt trên 80%; giao dịch không dùng tiền mặt đạt 80%. Đưa hoạt động quản lý và điều hành của các cơ quan trong hệ thống chính trị lên môi trường số. Hoàn thành tích hợp, kết nối, chia sẻ đồng bộ cơ sở dữ liệu của tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu các ngành; khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên số, dữ liệu số. Phát triển trung tâm giám sát an ninh mạng và điều hành thông minh của tỉnh để bảo vệ dữ liệu cá nhân và tổ chức.
Xác định đây là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; được triển khai quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài, Bình Thuận đã đưa 7 giải pháp đột phá, mang tính cách mạng. Trong đó, giải pháp nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tỉnh được chú trọng.
Các cấp ủy, cán bộ, đảng viên cần nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Người đứng đầu phải trực tiếp chỉ đạo, cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện. Chủ động bố trí phù hợp số lượng cán bộ có trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật trong cấp ủy các cấp. Phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp. Triển khai phong trào “học tập số”, phổ cập kiến thức khoa học, công nghệ trong cán bộ, công chức và Nhân dân. Khuyến khích phong trào khởi nghiệp, sáng tạo, cải tiến nâng cao hiệu quả công việc, năng suất lao động. Tôn vinh, khen thưởng kịp thời các nhà khoa học, nhà sáng chế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Đồng thời khẩn trương cụ thể hóa đầy đủ và thực hiện có hiệu quả các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách của Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Chú trọng đào tạo nhân lực trên các lĩnh vực công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), và IoT. Hợp tác với các trường đại học hàng đầu trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. Ban hành cơ chế, chính sách theo thẩm quyền của tỉnh để thu hút, trọng dụng người có tài năng về tỉnh làm việc, sinh sống; huy động các nguồn lực hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để thực hiện các chính sách ưu đãi khác đối với người có tài năng về tiền thưởng, thu nhập.
Cát Tường
- ▪Khoa học, công nghệ sẽ tạo bước đệm cho chiến lược phát triển kinh tế dài hạn
- ▪Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
- ▪Thực hiện theo Nghị quyết 57: Phú Yên tạo đột phá cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
- ▪Đại học Quốc gia Hà Nội dành 150 tỷ đồng/năm cho các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm
Bình luận
Nổi bật
Nghị quyết số 57-NQ/TW: Bình Thuận thực hiện loạt giải pháp đột phá phát triển khoa học, công nghệ
sự kiện🞄Thứ tư, 26/03/2025, 11:03
(CL&CS) - Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW, Tỉnh ủy Bình Thuận đã ban hành chương trình hành động biến từ chủ trương, chính sách thành những hành động cụ thể, để từ đó mang lại hiệu quả thiết thực.
Khoa học, công nghệ sẽ tạo bước đệm cho chiến lược phát triển kinh tế dài hạn
sự kiện🞄Thứ tư, 26/03/2025, 09:32
(CL&CS) - Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo không chỉ là công cụ hỗ trợ mà còn phải trở thành động lực then chốt, tạo bước đệm cho chiến lược phát triển kinh tế dài hạn. Để hiện thực hóa điều này, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đề xuất nhiều giải pháp góp phần tạo đột phá cho tăng trưởng bền vững.
Thực hiện theo Nghị quyết 57: Phú Yên tạo đột phá cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 08:23
(CL&CS) - UBND tỉnh Phú Yên đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để đưa khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) và chuyển đổi số từng bước trở thành yếu tố dẫn dắt trong phát triển KT-XH, thể hiện rõ nét sự đóng góp của KHCN&ĐMST và chuyển đổi số vào GRDP của tỉnh.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.