Ngành nhựa có thêm cổ phiếu NHH lên sàn với giá 45.900 đồng/cổ phiếu

(NTD) - Cổ phiếu NHH của CTCP Nhựa Hà Nội sẽ có ngày đầu tiên chào sàn HOSE vào ngày 12/12, với giá tham chiếu 45.900 đồng/cổ phiếu. Ở mức giá này, vốn hóa của Nhựa Hà Nội đạt 1.580 tỷ đồng.

Cổ phiếu NHH không xa lạ với nhà đầu tư khi có hơn 2 năm giao dịch tại thị trường UPCoM từ 8/9/2017 - 4/12/2019.

Nhựa Hà Nội có vốn điều lệ 344,4 tỷ đồng, trong đó CTCP Tập đoàn An Phát Holdings sở hữu 48,78%. Ngoài việc sở hữu chi phối tại Nhựa Hà Nội, hiện nay, CTCP Tập đoàn An Phát Holdings còn sở hữu 48,08% vốn điều lệ, tương đương 82.305.630 cổ phiếu của CTCP Nhựa An Phát Xanh với mã cổ phiếu AAA và cũng được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE).

NHH
Kết quả kinh doanh của CTCP Nhựa Hà Nội (đơn vị tính: tỷ đồng)

Nhựa Hà Nội đang sở hữu 3 công ty con gồm: Công ty TNHH Phát triển xuất nhập khẩu và Đầu tư Viexim, Công ty TNHH MTV Cơ khí chính xác và Chế tạo khuôn mẫu Việt Nam, Công ty TNHH An Trung Industries.

Mảng kinh doanh chính của công ty là sản xuất các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ như: phụ tùng ô tô, xe máy cung cấp cho Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, Piaggio Việt Nam, VMEP; linh kiện điện - điện tử, xây dựng cung cấp cho Panasonic, KORG Việt Nam, và xuất khẩu sang Nhật Bản, Italia; cung cấp các hộp nhựa, pallet công nghiệp cho các ngành sản xuất công nghiệp trong nước; chế tạo khuôn mẫu cho ngành nhựa.

Trong 9 tháng đầu năm nay, công ty đạt 865 tỷ đồng doanh thu và 40 tỷ đồng lợi nhuận, tăng lần lượt 21% và 30% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty giảm dần đều từ năm 2015 đến nay. Nguyên nhân do tỷ lệ lợi nhuận gộp giảm dần từ 19,2% năm 2015 về chỉ còn 12,8% trong 9 tháng đầu năm nay.

Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam ước tính cả nước gần 2.000 doanh nghiệp nhựa tập trung chủ yếu tại thị trường phía Nam với trên 80%, miền Bắc chỉ chiếm 14%. Tuy vậy, xu hướng đầu tư xây dựng những nhà máy công nghiệp kỹ thuật, điện tử, ô tô tại miền Bắc, tiêu biểu là nhà máy xe ô tô Vinfast tại Hải Phòng với sản lượng trên 500.000 xe/năm hứa hẹn thúc đẩy nhu cầu đối với ngành nhựa hỗ trợ tại khu vực này.

Hiện nay, trên sàn có nhiều công ty thuộc lĩnh vực nhựa như CTCP Công nghiệp - Thương mại -Dịch vụ Ngọc Nghĩa (NNG), CTCP Nhựa An Phát Xanh (AAA), CTCP Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê (PLP), CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á (DAG), CTCP An Tiến Industries (HII), CTCP Nhựa Việt Nam (HCD), CTCP Nhựa Tân Đại Hưng (TPC), CTCP Nhựa Rạng Đông (RDP).

Như Nguyễn

Bình luận

Nổi bật

Thị trường bất động sản trong “thế trận mới”: Pháp lý siết chặt song lại mở ra nhiều cơ hội mới?

Thị trường bất động sản trong “thế trận mới”: Pháp lý siết chặt song lại mở ra nhiều cơ hội mới?

sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 15:15

Theo nhiều ý kiến đánh giá, bước sang năm 2025, thị trường bất động sản Việt Nam đang đối diện nhiều biến động lớn. Trong bối cảnh, khi mà lãi suất giảm, dòng tiền vẫn “thắt chặt”, pháp lý siết chặt song lại mở ra nhiều cơ hội.

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng chưa “bùng nổ” về nguồn cung, liệu có phải “chậm mà chắc”?

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng chưa “bùng nổ” về nguồn cung, liệu có phải “chậm mà chắc”?

sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 15:15

Thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tiếp tục xu hướng phục hồi nhưng nguồn cung vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể mặc dù đã có dấu hiệu khởi sắc hơn. Thực tế, khi các chủ đầu tư tìm được hướng đi mới cho các dự án và nhu cầu đầu tư phục hồi thì thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sẽ có sự bứt phá.

“Giá đất nhiều nơi bị đẩy lên quá cao thông qua những giao dịch có tính dàn dựng”

“Giá đất nhiều nơi bị đẩy lên quá cao thông qua những giao dịch có tính dàn dựng”

sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 15:15

Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) Nguyễn Văn Đính nhận định, nhiều nơi giá đất bị đẩy lên quá cao thông qua những giao dịch có tính dàn dựng. Sau đó, mức giá ảo lại được sử dụng làm căn cứ xây dựng bảng giá đất chính thức, hợp thức hóa một mặt bằng giá không phản ánh đúng giá trị thật của thị trường.