Văn hóa và Đời sống
Thứ sáu, 19/07/2024, 22:15 PM

Ngành học có 7 triệu lao động vẫn thiếu 500.000 nhân sự mỗi năm, mức lương có thể lên đến 50 triệu đồng/tháng

Bộ Xây dựng mong muốn không chỉ gia tăng về số lượng nhân sự mà cần chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Những năm gần đây, xây dựng là một trong những ngành có sự phát triển vượt bậc nhưng thực tế vẫn còn nhiều khó khăn. Một trong những vấn đề cấp bách cần giải quyết của ngành xây dựng chính là thiếu nhân sự có tay nghề, có chuyên môn. Việc cần đào tạo, bổ sung ngay nhân lực cho ngành xây dựng là điều yêu cầu cấp thiết để đáp ứng kịp thời sự phát triển của ngành và đóng góp vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

nganhxaydung

Theo Báo Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 1413/QĐ-BXD về việc ban hành “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng giai đoạn 2022 - 2030”. Trong đó, nhân sự ngành xây dựng cần dựa theo quan điểm nâng cao chất lượng, định hướng đột phát trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài”. Phát triển nhân lực ngành xây dựng đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu và phân bổ hợp lý theo lĩnh vực, vùng miền đảm bảo chủ trương phân quyền, phân cấp và gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Nhiều chuyên gia xây dựng dự báo, nhu cầu nhân lực của ngành sẽ tăng thêm khoảng 400 - 500 nghìn lao động mỗi năm. Hiện nay, nhân sự ngành xây dựng khoảng 7 triệu lao động. Đến năm 2030 có thể đạt khoảng 12 – 13 triệu người. Đặc biệt, Bộ Xây dựng mong muốn không chỉ gia tăng về số lượng nhân sự mà cần chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

nganhxaydung3

Với việc thiếu hụt lao động trầm trọng, xây dựng đang là ngành học "hot" nhận được sự quan tâm. Theo thống kê từ Học viện Cán bộ Quản lý Xây dựng và Đô thị (Bộ Xây dựng), lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề chiếm tỷ lệ 11,8%; số thợ bậc cao (bậc 6, 7) chiếm khoảng 7% nhân lực ngành xây dựng. Mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ lao động ngành xây dựng qua đào tạo sẽ đạt mức khoảng 75%.

Ngành xây dựng học gì?

Ngành xây dựng (kỹ thuật xây dựng, kiến trúc xây dựng) là ngành học đào tạo các kỹ sư xây dựng có kiến thức, chuyên môn, năng lực thiết kế, tư vấn, tổ chức thi công, quản lý, giám sát, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình phục vụ đời sống con người như nhà cao tầng, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, trung tâm thương mại, sân bay, cầu đường...

Học ngành xây dựng, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về xã hội, tự nhiên, toán học. Đặc biệt, các kiến thức cơ sở chuyên ngành và kiến thức khoa học chuyên ngành như trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng... cũng được tìm hiểu chuyên sâu.

Ngoài các kỹ năng chuyên môn, sinh viên còn được rèn luyện tư duy sáng tạo, suy nghĩ độc lập, kỹ năng giao tiếp, đàm phán để phục vụ cho quá trình làm việc. Sinh viên ngành xây dựng cũng cần có ngoại ngữ, kỹ năng mềm để giao tiếp, thảo luận trong quá trình làm việc.

nganhxaydung2

Sinh viên ngành xây dựng ra trường làm việc gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành xây dựng tại các trường đại học, cao đẳng, sinh viên có thể lựa chọn các công việc:

Kỹ sư công trường (Kỹ sư hiện trường): Đây là người chuyên về thiết kế và thi công công trình, đảm nhận công việc trực tiếp ở công trình, hiện trường dự án từ thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định, nghiệm thu kết quả.

Kỹ sư làm việc tại các công xưởng sản xuất vật liệu xây dựng: Công việc chính là quản lý chất lượng sản phẩm, hiệu suất công xưởng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

Kỹ sư thiết kế (kiến trúc sư): Đây là những người làm việc trong các văn phòng thiết kế, chuyên viên  lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng.

Giảng viên: Giảng dạy chuyên ngành tại các trường đại học, cao đẳng, cơ quan nghiên cứu, đào tạo khác.

Trên các trang web tìm kiếm, giới thiệu việc làm, hiện mức lương trung bình cho vị trí kỹ sư xây dựng hiện nay khoảng 9 triệu đồng đến 24 triệu đồng. Với người có kinh nghiệm, chuyên môn cao, mức lương có thể gấp nhiều lần mức trung bình.

Mức lương quản lý dự án ngành xây dựng dao động từ 16-50 triệu đồng/tháng, giám sát thi công công trình từ 7-20 triệu đồng/tháng, thi công xây lắp từ 8-23,4 triệu đồng/tháng.

Linh Chi

Bình luận

Nổi bật

Mộc Châu lần thứ 3 được vinh danh là Điểm đến thiên nhiên Khu vực hàng đầu châu Á 2024

Mộc Châu lần thứ 3 được vinh danh là Điểm đến thiên nhiên Khu vực hàng đầu châu Á 2024

sự kiện🞄Thứ năm, 05/09/2024, 12:30

(CL&CS) - Tối 03/9, tại thủ đô Manila, Philippines đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) khu vực châu Á và châu Đại Dương lần thứ 31 năm 2024. Khu Du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La lần thứ 3 được vinh danh với danh hiệu "Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu châu Á 2024".

Không riêng sư phạm, ngành học này cũng được miễn 100% học phí năm học 2024-2025

Không riêng sư phạm, ngành học này cũng được miễn 100% học phí năm học 2024-2025

sự kiện🞄Thứ năm, 05/09/2024, 11:33

Theo các quy định mới nhất, nhiều ngành học tại các trường công lập sẽ được miễn 100% học phí trong năm học 2024-2025.