Ngành điều thận trọng đặt mục tiêu trong năm 2023

(CL&CS) - Dự báo ngành điều sẽ đối diện với nhiều khó khăn, Vinacas đã thống nhất đề nghị điều chỉnh mức chỉ tiêu doanh số xuất khẩu điều nhân năm 2023 ở mức khiêm tốn với 3,1 tỷ USD, tăng nhẹ 30 triệu USD so với năm 2022.

Doanh nghiệp và ngành điều cần có chiến lược bài bản cho việc xây dựng và quản trị thương hiệu để phát huy tối đa giá trị thương hiệu của một ngành đứng đầu thế giới.

Doanh nghiệp và ngành điều cần có chiến lược bài bản cho việc xây dựng và quản trị thương hiệu để phát huy tối đa giá trị thương hiệu của một ngành đứng đầu thế giới.

Theo Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), năm 2022, kim ngạch xuất khẩu điều nhân chỉ đạt 3,07 tỷ USD. Với kết quả này, ngành điều không hoàn thành mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 3,2 tỷ USD trong năm qua, đồng thời, chấm dứt giai đoạn tăng trưởng về xuất khẩu điều kéo dài 10 năm (từ năm 2011-2021).

Cũng theo đại diện Vinacas, năm 2022, nền kinh tế bước vào giai đoạn “bình thường mới” sau đại dịch COVID-19, ngành điều Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng chung từ thị trường, tiêu dùng quốc tế.

Bước vào năm 2023, thị trường nông sản toàn cầu được dự báo sẽ có nhu cầu lớn về lương thực, thực phẩm. Tại Hội nghị điều Quốc tế Việt Nam lần thứ 12, ông Phạm Văn Công, Chủ tịch Vinacas, cho biết bước vào năm 2023, thị trường nông sản toàn cầu được dự báo sẽ có nhu cầu lớn về lương thực, thực phẩm, việc mở rộng thị trường xuất khẩu song hành với chú trọng thị trường trong nước sẽ là cơ sở để ngành nông nghiệp Việt Nam hướng đến mục tiêu xuất khẩu nông - lâm - thủy sản 54 tỷ USD năm 2023 (tăng 780 triệu USD so với năm 2022).

Tuy nhiên, theo đánh giá của Hội đồng Thông tin Vinacas, tính đến tháng cuối của năm 2022 và năm 2023, hoạt động sản xuất cũng như chuỗi cung ứng ngành điều toàn cầu và ở Việt Nam tiếp tục khó khăn. Tăng trưởng của ngành điều sẽ bị tác động đáng kể do nhu cầu tiêu thụ điều nhân toàn cầu giảm.

Do đó, Vinacas thống nhất đề nghị điều chỉnh mức chỉ tiêu doanh số xuất khẩu điều nhân năm 2023 ở mức khiêm tốn với 3,1 tỷ USD, tăng nhẹ 30 triệu USD so với năm 2022.

Ông Bob Bauer - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm Mỹ (AFI) cho biết, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu ở Mỹ.

AFI thường xuyên mua hàng của Việt Nam nên AFI có trách nhiệm thông báo cho đối tác Việt Nam chuẩn bị đầy đủ thông tin cần thiết.

"Việt Nam vẫn đang gửi hàng sang Mỹ. Các bạn không tự mãn trong việc đáp ứng các yêu cầu của nhà thu mua. Điều đó là cần thiết để hạt điều Việt Nam tiêp tục vươn mình ra phía trước", ông Bob chia sẻ.

Còn theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, (Bộ Công thương), ngành điều là ngành có số lượng khá lớn doanh nghiệp có thương hiệu riêng trên kệ siêu thị tại các thị trường xuất khẩu trên thế giới, nhiều hơn hẳn các loại nông sản khác của Việt Nam.

Theo ông Phú, thời gian tới, doanh nghiệp và ngành điều cần có chiến lược bài bản cho việc xây dựng và quản trị thương hiệu để phát huy tối đa giá trị thương hiệu của một ngành đứng đầu thế giới.

Ông Phú cũng lưu ý về xu thế sản xuất và thương mại xanh, tăng trưởng xanh trên toàn cầu. Ngành điều cần tiên phong trong việc xanh hoá và thực hành sản xuất xanh. Hiện EU đang đi đầu về xu hướng này từ năm 2017. Từ đó đến nay, nhiều đạo luật đã được ban hành để hiện thực mục tiêu Net-Zero, cùng với đó là các tiêu chuẩn được đưa ra đối với các ngành hàng.

Theo đó, các doanh nghiệp cần tập trung thực hiện truy xuất nguồn gốc, xây dựng chuỗi giá trị cho toàn ngành để đảm báo tấm vé “xanh” vào các thị trường cao cấp như EU, Nhật Bản.

Đại diện Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh, hiện trong ngành điều Việt Nam đã có một số doanh nghiệp thực hiện truy xuất nguồn gốc, nhưng để đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn mới thì toàn ngành cần thực hành mô hình quản trị theo chuỗi giá trị.

“Đây là điều hết sức quan trọng vì trong 5 năm tới, nếu không thực hiện được thì dù có là ngành đứng đầu thế giới thì hạt điều Việt Nam cũng sẽ rất khó đi vào các thị trường cao cấp như EU, Nhật Bản”, ông Phú khuyến nghị.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

'Đường đi' đến khối tài sản hơn 1 tỷ USD của đại gia Việt U70, học vật lý hạt nhân cầm quân 'ông lớn' bán lẻ 4 tỷ USD bao phủ khắp kệ hàng siêu thị

'Đường đi' đến khối tài sản hơn 1 tỷ USD của đại gia Việt U70, học vật lý hạt nhân cầm quân 'ông lớn' bán lẻ 4 tỷ USD bao phủ khắp kệ hàng siêu thị

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 17:57

Là người đứng đầu 1 tập đoàn nổi tiếng tại Việt Nam, vị đại gia U70 này đã trải qua những hành trình dài dặc để sở hữu khối tài sản 1,1 tỷ USD (28.000 tỷ đồng).

Nhóm nhà đầu tư chi 1.300 tỷ đồng trở thành cổ đông lớn của Hoàng Anh Gia Lai

Nhóm nhà đầu tư chi 1.300 tỷ đồng trở thành cổ đông lớn của Hoàng Anh Gia Lai

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:07

(CL&CS) - CTCP Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức vừa có thêm nhóm nhà đầu tư lớn khi họ vừa chi 1.300 tỷ đồng mua cổ phiếu HAG trong đợt chào bán riêng lẻ vừa qua.

Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng ISO 22301:2019

Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng ISO 22301:2019

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:04

(CL&CS)- Quản lý kinh doanh luôn là thành phần mấu chốt quyết định đến sự hưng thịnh của một doanh nghiệp. Theo đó, ISO 22301: 2019 cung cấp cho nhà quản trị doanh nghiệp một đường lối tin cậy để có thể quản lý kinh doanh liên tục và xây dựng tổ chức lớn mạnh.