Doanh nghiệp dệt may đối mặt với khó khăn do đơn giá giảm sâu
(CL&CS) - Theo Vitas, ngoài việc thiếu đơn hàng, chấp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh của mình, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với khó khăn do đơn giá giảm sâu, thậm chí giảm đến trên 50% so với bình thường.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) thông tin về tình hình ngành dệt may Việt Nam nửa đầu năm 2023.
Theo số liệu mới nhất vừa được Vitas công bố, 6 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 18,6 tỷ USD giảm 17,6%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 10,7 tỷ USD giảm 20,5%.
Với kết quả này, 6 tháng đầu năm 2023, ngành dệt may xuất siêu 7,9 tỷ USD (cùng kỳ 2022 xuất siêu 8,8 tỷ USD).
Phân tích sự sụt giảm sâu này, Vitas cho biết không chỉ bởi tác động của nền kinh tế, mà còn đến từ áp lực “xanh hóa” ngành, chỉ thị tra soát chuỗi cung ứng của OECD, EU và Luật thẩm định chuỗi cung ứng của Đức (có hiệu lực từ 01/01/2023).
Bên cạnh đó, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có 4 lần giảm lãi suất điều hành, nhưng do lãi suất huy cao từ cuối năm 2022, nên lãi suất vay vẫn ở mức cao. Doanh nghiệp không tiếp cận được với các gói hỗ trợ, ví dụ giảm lãi suất 2% với gói 40.000 tỷ…
Vitas dự báo tình hình sản xuất, xuất khẩu sẽ cải thiện dần nhưng khó khăn sẽ còn kéo dài hết năm 2023, do nhiều doanh nghiệp đến nay chưa đủ đơn hàng cho quý 3 và quý 4.
“Ngoài việc thiếu đơn hàng, chấp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh của mình, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với khó khăn do đơn giá giảm sâu, thậm chí giảm đến trên 50% so với bình thường", Vitas nêu rõ.
Năm 2023, toàn ngành dệt may đặt mục tiêu phấn đấu đạt 39 - 40 tỷ USD. Để hoàn thành mục tiêu, phía Hiệp hội yêu cầu các doanh nghiệp cần chú trọng 3 vấn đề cốt lõi.
Thứ nhất, tìm giải pháp giữ chân người lao động, nhất là lực lượng nòng cốt. Tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng nghề, đào tạo nhân lực cho chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.
Thứ hai, giữ chân khách hàng, chấp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh, không có lãi để có việc làm cho người lao động và để khách hàng không chuyển đi nơi khác. Xây dựng quan hệ đối tác tin cậy, lâu dài. Khai thác thị trường mới, quan tâm thị trường nội địa.
Thứ ba, giảm tối đa các chi phí chưa thực sự cần thiết của doanh nghiệp.
Vitas cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện tốt vai trò kết nối: doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với nhãn hàng, doanh nghiệp với Chính phủ. Phối hợp tích cực với các tổ chức quốc tế uy tín triển khai các chương trình về lao động, năng lượng xanh, tuần hoàn tái chế, chuyển đổi số, thiết kế, xây dựng thương hiệu, quản trị nhân lực…
Đồng thời, tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại, tạo cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm khách hàng cho các doanh nghiệp.
Vitas cho biết, sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc phản ánh, đề xuất kiến nghị, kêu gọi sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương về các vấn đề liên quan đến người lao động, giải pháp giữ chân khách hàng cũng như hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp, luôn phát huy vai trò là cầu nối hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước với khối doanh nghiệp dệt may, nâng cao nhận thức phát triển ngành theo hướng xanh - sạch - bền vững.
Theo báo cáo mới đây của Công Ty TNHH Chứng Khoán ACB (ACBS) cho thấy, tình trạng đơn hàng sụt giảm của ngành dệt may chứng đã kéo dài từ nửa sau năm 2022 cho đến những tháng đầu năm 2023 do tồn kho cao, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu trong bối cảnh lạm phát và bất ổn kinh tế tại một số quốc gia nhập khẩu lớn.
Ngoài ra, các nhà sản xuất còn phải đối mặt với tình trạng đơn giá giảm, quy mô đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng ngắn hơn, yêu cầu chuyển đổi sang một số nguyên liệu tái chế…
ACBS dự báo tình trạng đơn hàng sụt giảm do nhu cầu yếu ở các nước nhập khẩu lớn như Mỹ, EU vẫn còn tiếp diễn, đặt ra lo ngại về khả năng hoàn thành mục tiêu xuất khẩu dệt may 2023.
Trong năm 2023, ngành dệt may Việt Nam đề ra hai kịch bản tăng trưởng gồm kịch bản tích cực có thể đạt giá trị xuất khẩu là 47- 48 tỷ USD với kỳ vọng nhu cầu hồi phục trong nửa sau năm 2023 và 45-46 tỷ USD cho kịch bản còn lại kém tích cực hơn.
Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, ngành dệt may đã đặt lại mục tiêu xuất khẩu ở mức 39 - 40 tỷ USD, giảm khoảng 17% so với kịch bản tích cực được xây dựng hồi đầu năm và giảm khoảng 10% so với năm 2022.
Về triển vọng dài hạn, ACBS kỳ vọng ngành dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục vai trò trụ cột quan trọng trong xuất khẩu của cả nước, đồng thời là nhà xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới.
Minh Vân
Bình luận
Nổi bật
Năm 2024, PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11
(CL&CS) - PV GAS TRADING tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, ghi dấu ấn với kết quả kinh doanh tăng trưởng toàn diện và các kỷ lục đột phá trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu đang trải qua nhiều biến động phức tạp.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:29
(CL&CS) - Công ty Cổ phần Giải pháp Năng lượng xanh VinEG (“VinFast Energy”), Công ty TNHH Schneider Electric Việt Nam (“Schneider Electric”) và Công ty TNHH Năng lượng Môi trường Biển Đông (“ESEC”) đã ký kết thoả thuận hợp tác phát triển giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến, qua đó thúc đẩy lĩnh vực quản lý năng lượng tại Việt Nam.
FrieslandCampina: Hành trình đến top đầu về sáng kiến tiếp cận dinh dưỡng toàn cầu
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 18:09
(CL&CS)- Hơn 150 năm hình thành và phát triển, FrieslandCampina luôn nỗ lực hoàn thành sứ mệnh cung cấp các sản phẩm sữa dinh dưỡng với giá cả phải chăng nhất cho người dân toàn cầu, từ trẻ em đến người lớn tuổi.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.