Thứ hai, 15/03/2021, 14:55 PM

Nâng cao năng lực cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp

(CL&CS) - Vừa qua, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phối hợp với Tổ chức hợp tác quốc tế Đức tổ chức Hội nghị "Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp".

Đây là lần đầu tiên Hội nghị được tổ chức với sự tham gia của cán bộ cao cấp, gồm toàn thể Lãnh đạo Tổng cục GDNN, Lãnh đạo các Vụ, Đơn vị của Tổng cục GDNN và các chuyên viên trong diện quy hoạch lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng cục; thành viên các tổ, nhóm xây dựng các đề án, chiến lược năm 2021 cùng với 50 Hiệu trưởng các trường cao đẳng trên cả nước dự thính thông qua hình thức trực tuyến.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Các đại biểu tham dự hội nghị

Trước yêu cầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, việc phát triển giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn 2021-2030 theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt, hiện đại, chất lượng, hiệu quả, dễ tiếp cận và công bằng được khẳng định là mục tiêu cụ thể trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động về nguồn nhân lực chất lượng cao.

Các chuyên gia tại hội nghị đều cho rằng, để thực hiện thành công mục tiêu này cần phải tập trung nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, mà trước tiên đội ngũ cán bộ quản lý cũng như lãnh đạo các trường được quy hoạch là trường chất lượng cao là giải pháp đột phá.

Dự báo với sự phát triển của khoa học công nghệ, vấn đề kỹ năng lao động cần được nâng cao, với khoảng 10-30% công việc thay đổi, sẽ có đến 40% lực lượng lao động không đáp ứng được nhu cầu thay đổi của công việc. Tự động hoá, song song với việc đối phó với dịch bệnh COVID sẽ thúc đẩy nhanh hơn quá trình ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất, do đó dự báo 85 triệu việc làm thay đổi do phân công lại việc làm giữa người và máy, 97 triệu việc làm mới sẽ xuất hiện và do đó có đến 40% người lao động cần đào tạo lại, các nhân viên cần đào tạo, bổ sung các kỹ năng mới.

Đây chính là những thách thức cũng như cơ hội để đổi mới tư duy, đón đầu xu hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát biểu tại hội nghị, TS Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục giáo dục nghề nghiệp nhấn mạnh vị trí, vai trò kỹ của năng nghề trong việc thúc đẩy tăng trưởng GDP, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và thúc đẩy hiệu quả đầu tư.

Thực tế đã cho thấy các quốc gia thịnh vượng phát triển là các quốc gia có nguồn lao động có kỹ năng nghề cao. Chính vì vậy, các quốc gia đều có xu hướng chuyển dịch, quan tâm đến giáo dục nghề nghiệp, tái thiết lập hệ thống giáo dục nghề nghiệp để đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề cao phục vụ cho sự phát triển.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Khánh Hòa: Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị trường THPT

Khánh Hòa: Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị trường THPT

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 15:14

(CL&CS) - Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa vừa có quyết định ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của các cơ sở giáo dục công lập cấp THPT trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng

Nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 12:43

(CL&CS)- Sáng ngày 23/4 tại Hà Nội, Văn phòng dịch vụ dự án Liên hợp quốc phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng.

Vì sao “cuộc chiến” vào lớp 10 ở Hà Nội luôn căng thẳng?

Vì sao “cuộc chiến” vào lớp 10 ở Hà Nội luôn căng thẳng?

sự kiện🞄Thứ bảy, 20/04/2024, 10:01

(CL&CS) - Dự kiến, năm học 2023 - 2024, số học sinh lớp 9 trên địa bàn TP Hà Nội tham gia xét công nhận tốt nghiệp THCS khoảng 135.000 em (tăng 5.000 em so với năm học trước). Nhiều phụ huynh lo lắng với số lượng tăng 5.000 học sinh, áp lực thi vào các trường THPT công lập sẽ rất lớn.