Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giáo dục nhằm nâng cao quan hệ Việt - Pháp
(CL&CS) - Ngày 18/12, tại trường Đại học Sư Phạm Huế đã diễn ra chương trình Hội thảo khoa học quốc tế năm 2020 “Giáo dục Pháp - Việt cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX”.

Hội thảo khoa học quốc tế năm 2020 “Giáo dục Pháp - Việt cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX” ngày 18/12.
Hội thảo là diễn đàn cho các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục tái hiện, đánh giá và thảo luận một cách khách quan các khía cạnh khác nhau của giáo dục Pháp - Việt ở Việt Nam trong thời kỳ này. Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế phối hợp với Viện nghiên cứu châu Á của Đại học Aix-Marseille, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Viện Pháp Việt Nam, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, và Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế tổ chức hội thảo với đề tài trên, cùng sự đồng hành và tài trợ từ Công ty TNHH Lữ hành Global Travel.
Giáo dục Pháp - Việt hình thành ở Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX là một di sản giáo dục - văn hoá có ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài ở Việt Nam và một số nước lân cận. Hội thảo tổ chức nhằm tạo diễn đàn cho các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục tái hiện, đánh giá và thảo luận một cách khách quan các khía cạnh khác nhau của giáo dục Pháp - Việt ở Việt Nam trong thời kỳ này.
Với gần 100 đại biểu trong nước và quốc tế gửi bài và đăng ký tham dự, đã có 54 bài báo chất lượng cao được chọn để trình bày tại các phiên của hội thảo, tập trung vào những chủ đề chính: Quá trình hình thành và phát triển của giáo dục Pháp - Việt ở Việt Nam qua các giai đoạn từ 1864 đến năm 1954; Nội dung và phương pháp dạy - học; Ngôn ngữ và văn học trong chương trình giáo dục; Giáo dục nữ giới; Các loại hình giáo dục ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong mối quan hệ với giáo dục Pháp - Việt; Đối sánh giáo dục Pháp – Việt ở Việt Nam với giáo dục ở các quốc gia Đông Nam Á thời thuộc địa; Di sản giáo dục Pháp - Việt ở Việt Nam.
Hội thảo là cơ hội để giới nghiên cứu có thông tin đầy đủ hơn về mối quan hệ Pháp - Việt Nam trong lịch sử, rút ra những yếu tố tích cực để vận dụng vào công cuộc đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay; tăng cường hợp tác nghiên cứu Pháp - Việt, đóng góp cho công cuộc hội nhập quốc tế của giáo dục Việt Nam.
Nguyễn Ngọc
- ▪Thủ tướng chủ trì Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật
- ▪Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Lào
- ▪Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nicaragua
- ▪Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Cộng hòa Botswana
Bình luận
Nổi bật
'Giấc mơ Chí Phèo' – Hiện tượng nhạc kịch Việt Nam mang đậm bản sắc, vươn tầm quốc tế
sự kiện🞄Thứ hai, 26/05/2025, 10:01
(CL&CS) - Sau gần nửa năm ra mắt, vở nhạc kịch “Giấc mơ Chí Phèo” vẫn chưa hề giảm sức nóng. Từ tháng 12/2024 đến nay, tác phẩm được xem là nhạc kịch chuẩn Broadway đầu tiên của Việt Nam đã thực sự trở thành một hiện tượng sân khấu.
Đến Sa Pa trải nghiệm Lễ hội 05 mùa
sự kiện🞄Thứ hai, 26/05/2025, 07:10
(CL&CS) - Hơn 30 sự kiện, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch đặc sắc, hấp dẫn sẽ được tổ chức xuyên suốt các mùa trong năm 2025 trên địa bàn thị xã Sa Pa; góp phần giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch và thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ - Đây là nội dung chính tại Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 01/4/2025 của UBND thị xã Sa Pa tổ chức Lễ hội 05 mùa và các hoạt động xúc tiến du lịch năm 2025.
HK Travel Japan chính thức ra mắt thương hiệu tại Việt Nam
sự kiện🞄Thứ bảy, 24/05/2025, 22:10
(CL&CS)- Sáng nay (24/5) tại Hà Nội, Công ty du lịch HK Travel Japan đã chính thức ra mắt thương hiệu tại Việt Nam nhằm mở rộng kết nối du lịch Việt – Nhật.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.