Thứ ba, 28/12/2021, 15:57 PM

Năm 2021 thu hút FDI vượt mốc 31 tỷ USD

(CL&CS) - Năm 2021, tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm ngoái.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế.

Trong năm 2021, cả nước có 1.738 dự án FDI được cấp mới, giảm 31,1% về số dự án so với năm 2020, nhưng số vốn đăng ký của các dự án mới lại đạt 15,2 tỷ USD, tăng 4,1% so với năm trước. Điều này cho thấy, các dự án quy mô lớn, chất lượng đang dần thay thế các dự án nhỏ.

Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký điều chỉnh có 985 lượt dự án, với tổng vốn đăng ký điều chỉnh tăng thêm đạt trên 9 tỷ USD, tăng 40,5% so với năm 2020. Đây được đánh giá là mức tăng rất mạnh, đồng thời là điểm sáng trong bức tranh thu hút FDI cả năm, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn rất khả quan.

Trong năm 2021, có 3.797 lượt vốn góp, mua cổ phần, mua phần vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án của Việt Nam, với giá trị vốn góp đạt gần 6,9 tỷ USD, giảm khoảng 7,7% so với năm 2020.

Trong năm nay, Việt Nam thu hút được vốn của các nhà đầu tư đến từ 106 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 10,7 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 19,1% so với cùng kỳ 2020; Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 5 tỷ USD, chiếm 15,9% tổng vốn đầu tư, tăng 25,4% so với cùng kỳ; Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,9 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư, tăng 64,6% so với cùng kỳ.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 18,1 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. 

Ngành sản xuất, phân phối điện mặc dù thu hút được số lượng dự án mới, điều chỉnh cũng như góp vốn mua cổ phần không nhiều, song có dự án có quy mô vốn lớn nên đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. 

Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản; bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là trên 2,6 tỷ USD và trên 1,4 tỷ USD. Còn lại là các ngành khác.

Các doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào 59 tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm 2021. Trong đó, TP.Hải Phòng dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 5,26 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp gần 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2020. Long An xếp thứ hai với trên 3,84 tỷ USD, chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư cả nước. TP.HCM đứng vị trí thứ ba với gần 3,74 tỷ USD, chiếm gần 12% tổng vốn đầu tư. Ngoài các địa phương trên, Bình Dương, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… cũng được đánh giá thu hút được nhiều dự án FDI trong năm 2021.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Từ vụ sữa giả đến 'lỗ hổng' trách nhiệm

Từ vụ sữa giả đến 'lỗ hổng' trách nhiệm

sự kiện🞄Thứ bảy, 19/04/2025, 20:00

(CL&CS) - Từ vụ việc sữa bột giả bị lực lượng Công an bắt giữ gần đây cho thấy, còn nhiều vấn đề đặt ra trong việc bảo vệ người tiêu dùng, cũng như trách nhiệm từ phía cơ quan quản lý...

Saigon Co.op hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025

Saigon Co.op hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 17/04/2025, 22:31

(CL&CS) - Saigon Co.op tái khẳng định định hướng phát triển bền vững và cam kết mạnh mẽ trong việc cung cấp sản phẩm đạt chất lượng cao đến tay người tiêu dùng.

NextGen Connectivity Summit 2025: Huawei Việt Nam nói về cách tối đa hóa công nghệ với chi phí tối thiểu

NextGen Connectivity Summit 2025: Huawei Việt Nam nói về cách tối đa hóa công nghệ với chi phí tối thiểu

sự kiện🞄Thứ năm, 17/04/2025, 22:28

(CL&CS)- Các chuyên gia cấp cao của Huawei đã trình bày về các giải pháp toàn diện về mạng không dây, mạng cố định, bộ lưu trữ AI và dịch vụ thông minh dành riêng cho các nhà mạng viễn thông với 4 trọng tâm - triển khai theo kịch bản, nâng cao hiệu suất, đơn giản hóa vận hành và tối ưu chi phí.