Thu hút FDI đạt 15,27 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
(CL&CS) - Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/6/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 15,27 tỷ USD, bằng 97,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2021, đã có 804 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 43,3% so với cùng kỳ, song tổng lượng vốn đăng ký đạt gần 9,55 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, có 460 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 12,5%, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 4,12 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ; 1.855 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 55%, tổng giá trị vốn góp đạt gần 1,61 tỷ USD, giảm 54,3% so với cùng kỳ.
Trong 6 tháng đầu năm (tạm tính đến ngày 20/6/2021), tổng lượng vốn FDI đã thực hiện ước đạt 9,24 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020. Tính lũy kế đến ngày 20/6/2021, cả nước có 33.787 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 397,89 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 241,1 tỷ USD, bằng 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 6,98 tỷ USD, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Theo lý giải của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần tiếp tục giảm là do xu hướng chung của năm 2021. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) trên thế giới nói chung và cả Việt Nam.
Đặc thù của hình thức này là cần có sự tham gia trực tiếp tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài. Việc hạn chế di chuyển trong bối cảnh đại dịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của một số giao dịch M&A lớn trong 6 tháng đầu năm 2020 cũng ảnh hưởng đến việc giảm giá trị M&A trong 6 tháng đầu năm 2021.
“Mặc dù giảm cả về số lượt góp vốn, mua cổ phần cũng như giá trị vốn góp, song mức độ giảm đang được cải thiện dần”, Cục Đầu tư nước ngoài nhận định.
Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 6,98 tỷ USD, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,34 tỷ USD, chiếm gần 35% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký đạt 1,15 tỷ USD và 476 triệu USD…
Có 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,64 tỷ USD, chiếm gần 36,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,44 tỷ USD, chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư và tăng 66,8% so với cùng kỳ. Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,05 tỷ USD, chiếm 13,4% tổng vốn đầu tư, tăng 43,6% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan…
Theo địa bàn, các nhà đầu tư đã rót vốn vào 56 tỉnh, thành phố, trong đó, Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,57 tỷ USD, chiếm 23,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP.HCM đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 1,43 tỷ USD, chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư. Cần Thơ đứng thứ ba với 1,32 tỷ USD, chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Hải Phòng, Hà Nội…
Bảo Phương
Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng: Chúng ta phải duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục từ nay tới năm 2045
sự kiện🞄Thứ hai, 24/02/2025, 11:36
(CL&CS) - Ngày 21/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế.
Thống kê, biên soạn số liệu GDP kinh tế tập thể
sự kiện🞄Thứ hai, 17/02/2025, 06:59
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 291/QĐ-TTg ngày 14/2/2025 phê duyệt Đề án Nghiên cứu, thống kê, biên soạn số liệu Tổng sản phẩm trong nước (GDP) loại hình kinh tế tập thể (Đề án).
Đề xuất điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên
sự kiện🞄Thứ năm, 13/02/2025, 17:26
(CL&CS) - Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng của năm 2025 khi là năm tăng tốc, bứt phá, về đích Kế hoạch 5 năm 2021-2025, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài (bắt đầu từ năm 2026).
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.