Năm 2021, ngành ngân hàng ưu tiên mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế

(CL&CS) - Đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhấn mạnh, việc hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau Covid-19 được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng trong năm 2021.

Đại diện NHNN cho biết, đến ngày 28/12/2020, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 13,26% so với cuối năm 2019. Trong năm 2020, NHNN đã giảm 03 lần đồng bộ các mức lãi suất điều hành với quy mô lớn 1,5-2,0%/năm, là 1 trong số các nước có mức giảm lãi suất điều hành lớn nhất khu vực ASEAN.

Về điều hành tín dụng, năm 2020, tăng trưởng và mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả, đảm bảo cung ứng đầy đủ vốn cho nền kinh tế tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tính đến ngày 31/12/2020, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt gần 9,2 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 12,13% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 tăng 13,65%).

Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, tăng trưởng tín dụng năm 2020 mặc dù không đạt như kỳ vọng đầu năm 2020, nhưng kết quả đã cho thấy sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong năm 2020, NHNN vẫn kiên định vừa không hạ chuẩn tín dụng vừa đẩy mạnh cho vay tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp.

cong-doan-4-7-2016

Việc hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau Covid-19 được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng (Ảnh: VT)

NHNN cho biết, trên cơ sở tính toán và cân đối, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2021 là 12%, gần tương đương với kết quả tăng trưởng tín dụng của năm 2020.

Theo Phó Thống đốc  Đào Minh Tú, việc đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% trong năm 2021 không phải là con số cố định, pháp lệnh buộc các tổ chức tín dụng phải tuân thủ mà là con số trong định hướng điều hành của ngành ngân hàng. NHNN sẽ có điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng khi cần thiết.

Cụ thể, trong trường hợp hết dịch Covid-19, nền kinh tế cần khôi phục nhanh, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh có nhu cầu tín dụng nhiều hơn nữa thì NHNN sẽ chủ động mở rộng tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp. Ngược lại, khi nền kinh tế có dấu hiệu cần kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo hài hòa với mục tiêu lạm phát thì con số tăng trưởng tín dụng sẽ thấp hơn 12%.

Lãnh đạo NHNN cũng nhấn mạnh, việc hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau Covid-19 được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng. Tiếp tục kiên định quan điểm của Chính phủ là điều hành một cách linh hoạt, tiếp tục điều hành chính sách tỷ giá ổn định. 

NHNN cũng điều hành linh hoạt tỷ giá, đảm bảo thị trường ổn định, thanh khoản thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời…

Ông Tú cho biết thêm, hiện NHNN đang trình Thủ tướng Chính phủ nội dung sửa đổi Thông tư 01 theo hướng hỗ trợ cho doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi dựa vào nguồn lực của các tổ chức tín dụng.

Thông tư 01 sửa đổi phải đáp ứng hai yêu cầu là tiếp tục cơ cấu nợ hỗ trợ doanh nghiệp nhưng cũng phải đảm bảo năng lực tài chính cho ngân hàng và tránh rủi ro cho tương lai. Hai yêu cầu này có thể đối lập nhau nhưng khi sửa đổi sẽ hài hoà.

Vân Thư

Bình luận

Nổi bật

ĐHĐCĐ ngành ngân hàng 2025: Vượt sóng ngược gió

ĐHĐCĐ ngành ngân hàng 2025: Vượt sóng ngược gió

sự kiện🞄Thứ hai, 05/05/2025, 14:50

(CL&CS) - SSI Research nhận định, các ngân hàng thương mại vẫn duy trì quan điểm thận trọng tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn và bất định.

Sẽ có một Eximbank mới về hình ảnh và vị thế

Sẽ có một Eximbank mới về hình ảnh và vị thế

sự kiện🞄Thứ ba, 29/04/2025, 19:50

(CL&CS) - Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) trong phần thảo luận, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của ngân hàng này diễn ra sáng 29/4, tại Hà Nội.

Hoàn thiện khung pháp lý cho tài sản số, tín chỉ carbon trong tín dụng ngân hàng

Hoàn thiện khung pháp lý cho tài sản số, tín chỉ carbon trong tín dụng ngân hàng

sự kiện🞄Thứ hai, 28/04/2025, 15:00

(CL&CS) - Vừa qua, tại Hà Nội, Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng – Những vấn đề quan tâm hiện nay” diễn ra với sự tham dự của gần 100 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách; chuyên gia quốc tế và trong nước; đại diện tổ chức tài chính uy tín trong và ngoài nước…