Mỗi công nhân Vĩnh Phúc giúp ít nhất một công nhân ngoài tỉnh
(CL&CS) - Trong những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách, mỗi người lao động Vĩnh Phúc hỗ trợ ít nhất một người lao động tỉnh ngoài có chỗ ở. Đây là phong trào mới được phát động ở Vĩnh Phúc.
Tỉnh Vĩnh Phúc đã kêu gọi công nhân lao động tỉnh Vĩnh Phúc chung sức cùng chính quyền trong phòng, chống dịch Covid-19, góp phần ổn định sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho số công nhân lao động ngoại tỉnh đến làm việc tại Vĩnh Phúc có nơi ăn, chốn nghỉ trong thời gian giai đoạn dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trên nhiều tỉnh thành.
Hiện đang có khoảng 14.000 công nhân, lao động ở tỉnh ngoài hàng ngày tới Vĩnh Phúc làm việc trong các doanh nghiệp, các khu và cụm công nghiệp.
Trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng phức tạp, các công nhân, người lao động phải di chuyển hàng ngày đến nơi làm việc khá vất vả và kém an toàn.
Để bảo đảm an toàn dịch bệnh, tạo thuận lợi cho công nhân tỉnh ngoài và duy trì việc sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc đã sắp xếp ký túc xá cho công nhân tỉnh ngoài nhưng không đủ chỗ cho hơn 1400 người.
Vĩnh Phúc đã phát động phong trào mỗi công nhân lao động là người Vĩnh Phúc hãy đón về nhà tối thiểu 1 công nhân lao động là người tỉnh ngoài đang hàng ngày tới Vĩnh Phúc làm việc, tạo điều kiện cho công nhân tỉnh ngoài có nơi ở trong 2 tuần Hà Nội thực hiện giãn cách.
Phong trào giúp đỡ công nhân lao động ngoại tỉnh nghỉ lại tại tỉnh là một phong trào ý nghĩa và thiết thực, phát huy tinh thần tương thân, tương ái, cùng nhau vượt qua khó khăn vì dịch bệnh COVID-19, giúp cho doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh được ổn định
Phong trào này sẽ góp phần thực hiện "mục tiêu kép". vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc tin tưởng.
Lãnh đạo tỉnh cho biết Vĩnh Phúc sẽ biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với công nhân tiên phong nhận công nhân là người ngoại tỉnh đến ở nhà mình.
Tỉnh Vĩnh Phúc cũng khuyến cáo người lao động ngoại tỉnh ở lại Vĩnh Phúc thực hiện nguyên tắc 5K trong phòng, chống dịch Covid-19. Đồng thời, thực hiện nguyên tắc “1 cung đường, 2 địa điểm”. Trong đó, l cung đường là chỉ duy nhất 1 cung đường từ nhà đến công ty; 2 địa điểm thì 1 địa điểm là nơi ở của người lao động, 1 địa điểm là công ty.
Hà Linh Lương
- ▪Vedan Việt Nam chung tay phòng chống dịch bệnh COVID-19
- ▪Hà Nội: Tăng cường xử lý triệt để rác thải y tế, hạn chế nguồn lây lan dịch bệnh Covid-19
- ▪Lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó do dịch bệnh Covid-19
- ▪Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Dự lễ phát động nhắn tin “Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch bệnh COVID-19”
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.