Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 01/02/2024, 12:33 PM

Lưu ý khi cúng Tất niên tại cơ quan, cửa hàng để bề trên ưng bụng, phát lộc cả năm

Lễ cúng Tất niên là nghi lễ truyền thống trong mỗi gia đình Việt và dần được mở rộng ra ở trụ sở các cơ quan, doanh nghiệp.

Lễ Tất niên là một nghi thức truyền thống mang tính tâm linh của người Việt. Đây là phong tục mang nét đẹp văn hóa và được tổ chức tại gia đình hoặc công ty, cơ quan. Ngày này, các gia đình thường sum họp, quây quần bên nhau. Lễ Tất niên không chỉ cúng tại gia đình mà một số cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cúng Tất niên để cảm tạ quan thần linh bản địa đã trợ lực trợ duyên cho công việc được hanh thông, thuận lợi trong năm vừa qua.

Nghi lễ cúng Tất niên tại cơ quan, công ty

Mỗi cơ quan, doanh nghiệp có cách cúng Tất niên khác nhau tùy theo điều kiện, hoàn cảnh, phong tục từng nơi. Tuy nhiên, đều có điểm chung là tạ ơn Chư Phật, Chư vị Bồ Tát thiện thần, Quan thần linh cai quản phần đất công ty cư ngụ, các hương linh ẩn khuất trong đất đó đã phù hộ độ trì cho cơ quan làm ăn thuận lợi trong năm qua.

- Người chủ lễ cần ăn mặc chỉnh tề trang trọng khi làm lễ. Trong khi tiến hành làm lễ cúng, người tham dự không được cười đùa, nói chuyện riêng.

- Khi sắp lễ cúng phải cẩn thận, hạn chế tình trạng đổ vỡ. Theo quan niệm dân gian, đổ vỡ trong khi cúng sẽ dẫn tới những xui xẻo, đặc biệt là trong thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

- Dọn dẹp và lau sạch sẽ bàn thờ trước khi làm lễ. Không tự ý di chuyển bát hương ra xung quanh. Không dùng hoa quả giả bằng nhựa để bày biện trên bàn thờ mà phải dùng đồ thật.

Mâm cúng Tất niên cho công ty cũng giống như mâm cúng ở nhà. Ảnh: Hương Nguyễn

Mâm cúng Tất niên cho công ty cũng giống như mâm cúng ở nhà. Ảnh: Hương Nguyễn

- Do văn khấn Tất niên của công ty, doanh nghiệp đơn giản hơn văn khấn Tất niên của gia đình nên chủ lễ cần phải chuẩn bị văn khấn một cách chu đáo.

- Trong quá trình hành lễ, cần đọc văn khấn to, rõ ràng để thể hiện lòng thành trước thần linh.

- Trong quá trình thực hiện lễ phải theo đúng quy định bắt đầu từ chuẩn bị lễ vật, dâng lễ nên bàn thờ, thắp nhang, đọc to văn khấn, cắm nhang và bái lạy khi nhang cháy hết, lễ tạ rồi tiến hành đốt toàn bộ vàng mã giấy tiền, chủ lễ hạ mâm cúng xuống và kết thúc lễ.

Lễ vật cúng Tất niên cuối năm gồm những gì?

Mặc dù không phải là dịp lễ chính thức trong ngày Tết, thế nhưng không vì vậy mà bạn có thể chuẩn bị lễ vật cúng Tất niên sơ sài và không đàng hoàng. Lễ vật cúng Tất niên vẫn có đầy đủ các thứ giống như với lễ vật cúng ông Táo hoặc lễ vật cúng Giao thừa, bao gồm những thứ như: mâm ngũ quả; hương hoa; trầu cau; tiền, vàng mã; rượu, chè, nước ngọt; bánh chưng, bánh tét; mâm cỗ chay hoặc mâm cỗ mặn tùy ý.

Trong đó, mâm cỗ chay sẽ bao gồm các món ăn chay không kèm thịt, được chế biến ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng theo sở thích của bạn. Còn mâm cỗ mặn sẽ có đầy đủ các món ăn giống như mâm cỗ cúng ông Táo, cụ thể gồm có các món như: thịt gà luộc; thịt lợn luộc; canh măng, canh bóng; xôi gấc; giò lụa; nem rán, chả giò rán; rau củ xào thập cẩm; miến.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tham khảo.

Quỳnh Châu

Bình luận

Nổi bật

Hạ tầng hiện đại: Vũng Tàu bứt phá thành trung tâm kết nối mới

Hạ tầng hiện đại: Vũng Tàu bứt phá thành trung tâm kết nối mới

sự kiện🞄Thứ tư, 28/05/2025, 16:35

(CL&CS) - Không chỉ đón vận hội từ việc sáp nhập vào TP.HCM, Vũng Tàu đang đứng trước “ngưỡng cửa” chuyển mình mạnh mẽ nhờ hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại. Đây được xem là cú hích chiến lược, giúp thành phố biển tăng tốc phát triển, đẩy mạnh kết nối liên vùng và vươn tầm quốc tế.

Vương miện trên đỉnh sóng: Câu chuyện một người phụ nữ không chờ bình yên mới ra khơi

Vương miện trên đỉnh sóng: Câu chuyện một người phụ nữ không chờ bình yên mới ra khơi

sự kiện🞄Thứ tư, 28/05/2025, 14:11

Thí sinh Hoàng Thị Sen, Giám đốc hai doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch đến từ Tuyên Quang, đạt danh hiệu Á hậu 1 thuộc Hoa hậu Doanh nhân Đại Việt 2025 mùa đầu tiên tại Gia Lai vào tối 26/5/2025.

Tết Đoan Ngọ và phong tục “diệt sâu bọ” trong văn hóa Việt Nam

Tết Đoan Ngọ và phong tục “diệt sâu bọ” trong văn hóa Việt Nam

sự kiện🞄Thứ tư, 28/05/2025, 09:19

(CL&CS) - Vào mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm, khi tiết trời chuyển mình sang hè với nắng gắt và độ ẩm tăng cao, người Việt lại đón mừng Tết Đoan Ngọ, hay còn gọi là Tết “diệt sâu bọ”. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống lâu đời và giàu bản sắc văn hóa, gắn liền với những nghi thức đặc biệt nhằm thanh lọc cơ thể, bảo vệ sức khỏe và cầu mong một mùa màng tốt tươi.