Thứ năm, 09/09/2021, 09:01 AM

Lo 50% doanh nghiệp trong ngành phá sản VIFOREST gửi kiến nghị tới Thủ tướng

(CL&CS) - 50% doanh nghiệp ngành gỗ ở Bình Dương, Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Định đã dừng sản xuất và đang đối diện với nguy cơ phá sản. Các doanh nghiệp còn hoạt động đang đứng trước nguy cơ mất khách hàng, mất thị trường.

Trước nguy cơ phá sản của nhiều doanh nghiệp trong ngành, nguy cơ đứt mất đơn hàng, mất thị trường, sau các kiến nghị đã cùng 13 hiệp hội khác đã gửi tới Thủ tướng, ngày 7/9/2021. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) đã đại diện cho các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp ngành gỗ tiếp tục gửi kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ. 

Báo cáo với Thủ tướng, VIFOREST cho biết tại các trung tâm chế biến gỗ là Bình Dương, Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Định, thì có tới 50% các doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản.

Các doanh nghiệp còn duy trì hoạt động cũng chỉ duy trì được khoảng 50-60% số lao động, công suất giảm từ 30-50%. Và chi phí duy trì sản xuất tăng khoảng 20-30%.

Để duy trì sản xuất, các doanh nghiệp phải lo ăn, ở tại chỗ, test nhanh COVID, xét nghiệm PCR cho người lao động… nên chi phí cho mỗi người lao động tăng khoảng 5-6 triệu đồng/tháng. Doanh nghiệp còn phải đóng bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, phí công đoàn chiếm khoảng 15% chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh

a

“Đây thực sự là gánh nặng. Doanh nghiệp rất khó cầm cự”, ông Điền Quang Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) nói.

Ở một số doanh nghiệp có F0 thì không nhận được sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền sở tại, doanh nghiệp phải tự cách ly F0 tại doanh nghiệp, đây thực sự là những khó khăn, cản trở đối với doanh nghiệp khi thực hiện mục tiêu kép. Ông Đỗ Xuân Lập- Chủ tịch VIFOREST cho biết thêm.

Trong lúc này, doanh nghiệp còn phải chịu các chi phí tăng thêm khác như cước vận tải tăng, chi phí thuê container và giá cước vận tải biển tăng quá cao, tăng từ 2-4 lần. Vì phí chuyển hồ sơ L/C tăng cao, ngân hàng đã không trả khoản phí này như thường lệ mà doanh nghiệp lúc này phải tự trả.

“Nếu tình hình không được cải thiện thì DN ngành gỗ có thể phải đối diện với nguy cơ mất khách hàng, mất các thị trường chiến lược và mất khả năng tham gia hiệu quả vào các chuỗi cung ứng sản phẩm gỗ đã có uy tín trên thị trường thế giới trong nhiều năm qua”, ông Điền Quang Hiệp phát biểu.

Để duy trì sản xuất, giảm thiểu đứt gãy chuỗi cung và mất các đơn hàng, VIFOREST đại diện cho các doanh nghiệp trong ngành kiến nghị nâng hạng ưu tiên tiêm vắc-xin cho người lao động ngành gỗ từ mức 13/16 lên mức 8/16 trong bảng xếp hạng của Bộ Y tế. Ưu tiên tiêm vắc-xin cho 100% cho lao động vùng dịch.

“Tỷ lệ lao động ngành gỗ được tiêm vắc-xin rất thấp, ở những tình vùng dịch như Đồng Nai, Bình Dương cũng mới có khoảng từ 15-20% người lao động được tiêm vắc xin”, ông Hiệp cho biết.

Kiến nghị với Thủ tướng, các doanh nghiệp đề nghị các địa phương để doanh nghiệp tự lựa chọn áp dụng phương thức 3 tại chỗ  hoặc 2 tại chỗ tùy theo tình hình thực tế. Và đề nghị cho phép người lao động đã tiêm vắc-xin được di chuyển đến các tỉnh khác để làm việc.

“Không hình sự hóa đối với chủ doanh nghiệp nếu doanh nghiệp phát sinh F0, kịp thời đưa F0 ra khỏi nhà máy nơi điều trị. Cho phép các DN tự test COVID cho người lao động, và hỗ trợ chi phí xét nghiệm cho doanh nghiệp”, là kiến nghị tiếp theo.

Chính phủ đã cho giảm 0,5% mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng và tạm dừng đóng vào quỹ hữu trí và tử tuất trong thời hạn từ 6 tháng tới 12 tháng nhưng lại chưa quy định rõ ràng thời hạn phải đóng bù khi hết thời gian tạm dừng đóng.

“Do khoản phí này hiện chiếm rất cao, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc giảm quy mô, không có khả năng đóng khoản kinh phí này làm một lần. Đề nghị ban hành quy định cụ thể về thời phải đóng bù và cho phép đóng chậm và đóng làm nhiều lần và không tính lãi đóng chậm”, VIFOREST

Miễn đóng phí công đoàn cho tới ngày 30/6/2022 và cho doanh nghiệp sử dụng nguồn kinh phí này nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người lao động vàvchi trả cho các khoản chi phí xét nghiệm cho người lao động, là đề nghị tiếp theo.

VIFOREST đề nghị giảm lãi suất đối với nguồn vốn vay hiện tại và vốn vay mới, về mức 4-4,5%/năm và giãn nợ gốc và trả lãi từ 6 tháng tới 12 tháng.  Cho doanh nghiệp vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất từ 3 -6 tháng với lãi suất thấp từ 2-3%.

VIFOREST đề nghị đề xuất giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2021 và 30% của 2 năm tiếp theo, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong vùng thực hiện giãn cách, chứ không chỉ giảm cho doanh nghiệp có quy mô không quá 200 tỷ đồng như đề nghị của Bộ Tài chính.

Đề nghị, miễn 50% tiền thuê đất năm 2021, giảm 25% tiền thuê đất trong 2 năm tiếp theo, không điều chỉnh tăng giá thuê đất vượt quá 10% trong 5 năm giai đoạn sau so với giá thuê đất mà doanh nghiệp đã thuê ở 5 năm giai đoạn trước.

Hỗ trợ cho các doanh nghiệp được phép hoàn thuế GTGT nhanh nhất trong thời gian giãn cách, được phép hoàn trước, kiểm sau nhằm giúp các DN có thêm nguồn vốn để duy trì sản xuất và trả lương người lao động.

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Thuê khách sạn khi du lịch không nên đặt phòng cuối dãy: Biết lý do để tránh 'thiệt đủ đường'

Thuê khách sạn khi du lịch không nên đặt phòng cuối dãy: Biết lý do để tránh 'thiệt đủ đường'

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 13:01

Nếu đi du lịch hoặc đi công tác, các phòng khách sạn nằm cuối dãy thường không được lựa chọn bởi những nguyên nhân liên quan đến vấn đề tiện ích và cả phong thủy.

13 trường hợp người sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không được cấp sổ đỏ từ tháng 1/2025

13 trường hợp người sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không được cấp sổ đỏ từ tháng 1/2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 12:59

Một trong những điểm mới đáng chú ý trong Luật Đất đai 2024 chính là quy định cụ thể về các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Không chỉ Sầm Sơn, Thanh Hóa còn có vùng biển tựa 'ngôi sao đang lên' hút 1,6 triệu khách: Điểm nghỉ dưỡng cao cấp của địa phương

Không chỉ Sầm Sơn, Thanh Hóa còn có vùng biển tựa 'ngôi sao đang lên' hút 1,6 triệu khách: Điểm nghỉ dưỡng cao cấp của địa phương

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 12:16

Từ một làng biển hoang sơ, ít người biết đến, vùng biển này sau hơn 10 năm khai thác du lịch nay đã trở thành điểm đến được nhiều người lựa chọn và cũng là nơi đầu tư của các doanh nghiệp lớn.