Lễ hội Bà Thu Bồn được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia
(CL&CS) - Tối 23/3, tại Dinh Bà Thu Bồn (xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã diễn ra Lễ công bố quyết định và đón nhận Bằng công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia Lễ hội Bà Thu Bồn.

Quang cảnh Lễ công bố quyết định và đón nhận Bằng công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia Lễ hội Bà Thu Bồn.
Lễ hội Bà Thu Bồn là một lễ hội dân gian mang nhiều ý nghĩa, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; thể hiện tinh thần đoàn kết của các dân tộc Kinh, Chăm, Cơ Tu sinh sống ở vùng thượng lưu sông Thu Bồn.
Tại buổi lễ, không gian cổ kính của khu di tích Dinh Bà, bên dòng sông Thu Bồn hiền hòa, thơ mộng, có hàng nghìn người dân Quảng Nam và du khách thập phương đã về tham dự lễ hội, xem các chương trình nghệ thuật tái hiện lịch sử của di sản, di tích Bà Thu Bồn.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Văn Tân - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đánh giá Lễ hội Bà Thu Bồn là một hình thái lễ hội dân gian được hình thành từ khi người Việt ở phía Bắc di cư đến khai phá vùng đất mới, lập làng xã vào thế kỷ XV, sau đó giao thoa với văn hóa Chămpa, văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Tây Quảng Nam để tạo nên tín ngưỡng thờ mẫu Bà Thu Bồn với những giá trị văn hóa đặc sắc và được bảo tồn, phát huy cho đến ngày nay.

Tiết mục văn nghệ phục vụ Lễ hội Bà Thu Bồn
Sức lan tỏa, bám rễ sâu bền trong đời sống xã hội của tín ngưỡng thờ Bà Thu Bồn xuất phát từ chính khát vọng mà người dân luôn hướng đến, luôn cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, quốc thái dân an, làng xã được ấm no, hạnh phúc; góp phần thắt chặt nghĩa đồng bào, khơi dậy hồn thiêng sông núi; tạo nên sắc thái văn hóa, tín ngưỡng phong phú, đa dạng, tiêu biểu cho đời sống tín ngưỡng dân gian của cư dân vùng duyên hải miền Trung.
Lễ hội Bà Thu Bồn còn là minh chứng tuyệt vời cho sợi dây nối kết cộng đồng, tinh thần quê hương đất nước mà trong đó vùng đất Nông Sơn là nơi hội tụ, giao thoa văn hóa giữa miền núi với miền xuôi trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển Quảng Nam, mang màu sắc tín ngưỡng dân gian có từ bao đời, thể hiện tinh thần đoàn kết của các dân tộc Chăm, Cơ Tu, Kinh sinh sống vùng thượng lưu sông Thu Bồn.
Lễ hội được tổ chức hằng năm từ ngày mùng 10 đến 12 tháng 2 Âm lịch với những giá trị văn hóa đặc sắc và được bảo tồn, phát huy cho đến ngày nay.
Thế Sơn
Bình luận
Nổi bật
Từng bước nâng tầm các giá trị di sản
sự kiện🞄Thứ tư, 14/05/2025, 20:18
(CL&CS) - Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, sở hữu hệ thống di sản phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đậm nét văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nhiều di tích đã được đầu tư tu bổ, phát huy giá trị, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, không ít công trình vẫn trong tình trạng xuống cấp, thậm chí đứng trước nguy cơ mai một. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản vì thế đang là mối quan tâm lớn, được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô năm 2024.
Điền kinh Việt Nam giành 6 HCV tại giải Hong Kong Mở rộng 2025
sự kiện🞄Thứ ba, 13/05/2025, 20:25
(CL&CS) - Tại giải điền kinh Hong Kong Mở rộng 2025, đội tuyển điền kinh Việt Nam đã thi đấu ấn tượng và giành tổng cộng 6 huy chương vàng, khẳng định phong độ ổn định và tiềm năng phát triển trước thềm SEA Games 33.
Futsal nữ Việt Nam dẫn đầu bảng sau trận hòa Iran, tự tin bước vào tứ kết châu Á
sự kiện🞄Thứ hai, 12/05/2025, 15:39
(CL&CS) - Tối 11/5, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đã xuất sắc giành ngôi nhất bảng B tại VCK futsal nữ châu Á 2025 sau trận hòa không bàn thắng trước đương kim vô địch Iran.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.