Văn hóa và Đời sống
Thứ sáu, 19/01/2024, 22:16 PM

Kỳ lạ ngôi làng nói không với nông nghiệp, người dân sống bằng nghề vớt đá nhưng vẫn xây nhà đẹp, tậu xe sang

Cũng chính bởi lý do này, ngôi làng này còn được biết đến với biệt danh là làng “lười”.

Làng Hà Gia Bá được mọi người nhắc đến với tên gọi Kỳ Thạch Trấn bởi khu vực sông Dương Tử. Các hộ gia đình ở ngôi làng này tuy sống cạnh sông nhưng lại không sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Suốt nhiều năm nay, thu nhập của dân làng chủ yếu là từ việc đi nhặt những viên đá cuội dưới lòng sông Dương Tử rồi đem bán.

Đá sông Dương Tử vốn có tiếng là độc nhất vô nhị và mang giá trị sưu tầm cao, được nhiều người chơi săn lùng. Nhờ vậy, không ít hộ gia đình tại làng Hà Gia Bá chỉ nhờ bán được một viên đá đã có thể mua xe ô tô, xây nhà lầu.

Người dân tại Hà Gia Bá sinh sống bằng nghề vớt đá dưới lòng sông

Người dân tại Hà Gia Bá sinh sống bằng nghề vớt đá dưới lòng sông

Hàng năm đến mùa đông, nước sông Dương Tử bắt đầu rút xuống để lộ ra một bãi cạn với hàng trăm nghìn viên đá. Đó cũng là khoảng thời gian dân làng Hà Gia Bá bắt đầu rộn ràng vào vụ "thu hoạch" đá.

Có người đam mê và khát khao làm giàu đến mức họ bỏ toàn tâm toàn ý để theo đuổi con đường trở thành một chuyên gia đá quý. Theo những người này, chỉ cần tìm được hòn đá giá trị, một hộ dân nơi đây có thể đổi đời trong một đêm. Thậm chí nhiều gia đình khi con trai lấy vợ, sính lễ cũng đều là những viên đá này.

Theo một số chuyên gia, loại đá ở sông Dương Tử không phải đá bình thường và chỉ Hà Gia Bá mới có. Loại đá này có tên "Trường Giang kỳ thạch", có nguồn gốc từ cao nguyên Thanh Tạng xa xôi, sau đó xuôi theo dòng nước của sông Trường Giang mà đến đây. Hơn nữa, những hòn đá này đều rất kỳ lạ, không viên nào giống viên nào, chúng đều có giá trị nghệ thuật, giá trị trưng bày.

Hàng ngày, người dân ở đây sẽ đeo một chiếc gùi trên lưng, đi dọc bờ sông và lượm đá. Sau khi đưa được đá lên bờ, người dân sẽ cẩn thận xem xét hình dạng, nghiên cứu kỹ càng kết cấu, màu sắc của hòn đá. Từ những hòn đá tảng to lớn đến những hòn đá nhỏ như đá cuội, những người dân nơi đây đều không bỏ cuộc. Họ gửi gắm từng hy vọng vào những viên đá.

Người dân trong làng đang vớt đá trên sông Dương Tử

Người dân trong làng đang vớt đá trên sông Dương Tử

Tại ngôi làng này, từ người già đến trẻ em đều vô cùng yêu quý và tự hào về những hòn đá kỳ lạ, tạo vật mà ông trời đã ưu ái dành cho dân làng, giúp họ làm giàu không khó. Hầu như nhà nào ở Hà Gia Bá cũng chất đầy đá ở sân, chờ "người sành đá" đến thưởng thức và trao đổi.

Với những ai có tay nghề lượm đá lâu năm, họ sẽ dễ dàng nhận ra được viên đá nào có giá trị mua bán cao. Đá có hoa văn, màu sắc và hình dáng càng độc thì càng bán được với giá trị lớn. Theo như người dân ở đây kể lại, từng có người dân trong làng bán được một viên đá với giá 140.000NDT (khoảng gần 500 triệu đồng) và đây cũng là một kỷ lục cho tới nay chưa viên đá nào phá vỡ được. Chính nhờ sự kiện này mà người dân đổ xô ra sông tìm vận may. Từ người nông dân cho đến những người có công việc ổn định, không ai là không theo đuổi nghề này.

Trung bình, nghề nhặt đá có thể mang lại mức thu nhập từ 180-250 triệu/người/năm. Ông Vương, một người trong làng cho biết tuy ông không có lương hưu nhưng nhờ vào việc nhặt đá rồi bán cho những tay sưu tầm cũng đủ để ông có cuộc sống thoải mái.

Nhiều hòn đá có giá trị lớn đem lại lợi nhuận khổng lồ cho người dân

Nhiều hòn đá có giá trị lớn đem lại lợi nhuận khổng lồ cho người dân

Thế nhưng, không phải bất kỳ hòn đá nào cũng có thể bán với giá trên trời. Những hòn đá lạ cần được chế tác lại đảm bảo sự hoàn chỉnh về mặt thẩm mỹ và được đặt tên để đẩy giá trị lên cao nhất. 

Danh tiếng về "Ngôi làng nhiều đá lạ đệ nhất Trung Quốc" Hà Gia Bá đã lan xa. Ngày càng nhiều thương nhân đến đây khảo sát, tìm kiếm đá lạ. Cũng bởi vậy, hiện tại để nhặt được hoặc đào được một tảng đá tốt, có giá trị lớn đã không còn dễ dàng.

Câu chuyện về nghề nhặt đá lạ kỳ ở làng Hà Gia Bá khiến nhiều du khách vừa ngạc nhiên vừa khó hiểu. Không ít ý kiến cho rằng giá trị của viên đá này cũng do truyền tai nhau rồi đẩy giá lên cao chứ thực chất viên đá chỉ dùng để trưng bày chứ không có gì quý hiếm, cũng không có bất cứ lợi ích nào khác.

Hàng năm những viên đá mới theo dòng Dương Tử trôi dạt vào bờ gần làng Hà Gia Bá. Từ tháng hai đến tháng tư, khi sông vào mùa cạn, người dân lại đổ đi tìm những hòn đá hiếm. Khi nào sông Dương Tử vẫn còn chảy và nhu cầu chơi đá cảnh còn cao, việc buôn bán đá trên sông vẫn tiếp tục phát triển.

Thùy Dung

Bình luận

Nổi bật

Trọn bộ trải nghiệm độc lạ chỉ có tại 8WONDER Winter Festival

Trọn bộ trải nghiệm độc lạ chỉ có tại 8WONDER Winter Festival

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22

(CL&CS) - Trượt tuyết, ngắm tuyết rơi hay tham gia bữa tiệc độc lạ giữa không gian băng giá hoặc đón Giáng sinh bật tung sảng khoái đậm màu sắc nhiệt đới… là những trải nghiệm “độc nhất vô nhị” sẽ có mặt 8WONDER Winter Festival phiên bản Cityfest đang khiến dân tình sôi sục, háo hức chờ đợi.

Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025

Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

(CL&CS) - Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025 lần đầu tiên tổ chức kéo dài trong 20 ngày, với chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo, mới lạ…

Phú Thọ: Công bố Di sản phi vật thể quốc gia Nghề dệt thổ cẩm người Mường huyện Tân Sơn

Phú Thọ: Công bố Di sản phi vật thể quốc gia Nghề dệt thổ cẩm người Mường huyện Tân Sơn

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 10:29

(CL&CS) - Ngày 18/11, UBND huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức lễ công bố và trao Quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề thủ công truyền thống - nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài”, công nhận các điểm du lịch tại xã Xuân Sơn và khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao huyện năm 2024.