Thứ sáu, 12/01/2024, 17:17 PM

Khu dân cư bỏ hoàng nằm trên hòn đảo có hình thù 'tàu chiến', được công nhận là di sản văn hóa thế giới

Tháng 7/2015, Đảo Chiến hạm được UNESCO công nhận là di sản thế giới với danh hiệu “di sản công nghiệp thời kỳ Meiji của Nhật Bản”.

Hashima là một hòn đảo nhỏ nằm cách cảng Nagasaki, Nhật Bản khoảng 20km. Đảo Hashima còn được biết dưới cái tên Gunkanjima, hay Đảo Chiến hạm, vì hình dáng tương tự như một tàu chiến khi nhìn từ xa. Hòn đảo được bao quanh bởi một bức tường chắn sóng, lấp đầy bởi các tòa nhà đổ nát, bỏ hoang - một thành phố hoàn toàn không có người ở trong hơn 40 năm.

775e5584db5a7004294b

Một góc nhìn tại thị trấn hoang vu trên đảo

Hòn đảo chỉ dài 480m, rộng 150m từng là nơi sinh sống của hơn 5.000 cư dân. Đây cũng là địa điểm có mật độ dân số cao nhất trong lịch sử được ghi nhận trên toàn thế giới. Để có thể chứa được nhiều người trong một khu vực nhỏ như vậy, mọi mảnh đất đều được bồi đắp lên, dần dần hình dạng của hòn đảo trông giống như một chiến hạm khổng lồ.

Vào đầu những năm 1900, Hashima được phát triển bởi Tập đoàn Mitsubishi để khai thác than, từ đó cũng tập trung nhiều người ở hơn.

Để phục vụ những người thợ mỏ, các chung cư cao tầng được xây dựng lên, liên kết với nhau bằng sân, hành lang và cầu thang. Ngoài ra nơi này còn có trường học, nhà hàng và khu trò chơi. Tất cả đều được bao bọc bởi bức tường chắn sóng bảo vệ.

Sau khi Mitsubishi đóng cửa mỏ than, mọi người rời đi, và thành phố trên đảo cũng bị bỏ hoang, dần trở về với thiên nhiên.

93a881a3107dbb23e26c

Cơ sở hạ tầng ở đây đã xuống cấp

Trong những năm sau đó, các cơn bão kéo qua đã khiến các khu dân cư và cơ sở hạ tầng xuống cấp, tạo cho hòn đảo một bầu không khí kỳ lạ. Các căn hộ bắt đầu đổ nát, trong khoảng sân trống trải, cây cối, cỏ dại bắt đầu mọc lên.

Những ô cửa kính vỡ toang, những tờ báo cũ mặc sức theo gió biển thổi bay khắp đường phố. Mọi thứ không hề bị xáo trộn gì kể từ khi cư dân rời bỏ nhà cửa, để lại từ giày dép, đồ điện tử cho đến bảng đen đầy bài giảng. Hashima hệt như một “thị trấn ma” giữa biển.

49748c7b1ea5b5fbecb4

Do nguy cơ sụp đổ của các tòa kiến trúc, việc tiếp cận với Hashima từng là việc bị nghiêm cấm. Trong nhiều năm, du khách tò mò chỉ có thể khám phá, nhìn ngắm hòn đảo từ các chuyến du thuyền tham quan quanh đảo.

Nhưng kể từ năm 2009, các công ty du lịch đã được phép mở hoạt động đến hòn đảo này. Tháng 7/2015, hòn đảo được UNESCO công nhận là di sản thế giới với danh hiệu “di sản công nghiệp thời kỳ Meiji của Nhật Bản”.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.