Không để đứt chuỗi cung, hướng hỗ trợ tới an sinh xã hội

(CL&CS) - Quan trọng nhất hiện nay là không để đứt gãy chuỗi cung, không để mất thêm nhiều doanh nghiệp nữa và cần chú ý đến an sinh xã hội trong đó có cả những lao động khu vực phi chính thức. Vận động người Việt dùng hàng Việt, các doanh nghiệp sử dụng hàng hóa của nhau cũng là một cách để ứng phó với đại dịch.

TS. Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô (Đại học Kinh tế quốc dân) trả lời phỏng vấn của Tạp chí Chất lượng và Cuộc sống.

Tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Một số khu công nghiệp ở Bắc Giang đã phải đóng cửa để chống dịch. Dịch cũng đang có nguy cơ xâm nhập nhà máy ở Bắc Ninh. Đợt dịch này sẽ tác động xấu đến nền kinh tế ở mức độ nào?

Ta phải chấp nhận thực tế là không thể dập được hoàn toàn mầm bệnh trong xã hội. Đợt dịch lần này phức tạp hơn những lần trước, nhưng cách chống dịch lần này phù hợp với tình hình, chống dịch quyết liệt nhưng không để ảnh hưởng quá nặng nề tới các hoạt động kinh tế, cuộc sống của người dân.

Chính phủ và Thủ tướng đang chỉ đạo dồn tổng lực để khống chế dịch bệnh cho điểm nóng dịch Bắc Ninh và Bắc Giang. Thủ tướng cũng đã yêu cầu không để đứt gãy chuỗi cung, nhất là trong các khu công nghiệp.

TS. Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô Đại học Kinh tế quốc dân

TS. Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô Đại học Kinh tế quốc dân

Với cách chống dịch giảm thiểu tác động của dịch tới kinh tế và đời sống người dân, và cũng chỉ có một vài khu công nghiệp ở Bắc Giang phải dừng sản xuất, các khu công nghiệp khác vẫn hoạt động bình thường. 

Bên cạnh đó xuất khẩu cũng vẫn có tín hiệu tốt. Đầu tư công tiếp tục được thúc đẩy. Các biện pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh tiếp tục được kéo dài…

Đến nay chưa thấy dấu hiệu đứt gãy chuỗi cung. Và Thủ tướng cũng chỉ đạo rõ ràng tinh thần thần tốc chống dịch nhưng không để đứt gãy chuỗi cung.

Tăng trưởng kinh tế hiện vẫn nhờ ở xuất khẩu, khu vực đầu tư nước ngoài và vào các doanh nghiệp lớn.

Giá trị tạo ra của các DN nhỏ và vừa, siêu nhỏ, hộ kinh doanh thực tế đóng góp vào GDP không nhiều.

Từ đó theo tôi, nếu khống chế được dịch bệnh, không để dịch bệnh thâm nhập vào các doanh nghiệp lớn thì tác động của làn sóng dịch dữ dội lần này tới nền kinh tế theo góc độ các con số thống kê tăng trưởng, có lẽ không nhiều.

Nhưng đợt dịch này tác động mạnh tới đời sống người dân nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ sản xuất kinh doanh những nơi phải trải qua những ngày phong tỏa, cách ly.

Rất nhiều doanh nghiệp còn rất khó khăn, trong đó có nhiều doanh nghiệp khó khăn vì thị trường đình trệ, do hàng hóa không tiêu thụ được khi nhu cầu thị trường giảm sút do dịch bệnh. Vậy đâu là những ưu tiên chính sách cho những tháng tới, thưa ông?

Như tôi đã nói, dịch này tác động mạnh tới đời sống người dân nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ sản xuất kinh doanh. Sau một năm 2020 chống chọi với Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã xuống sức, nhiều người lao động mất việc làm, giảm việc làm, thu nhập của nhiều hộ gia đình giảm nhiều.

Sức chống chịu của các hộ sản xuất kinh doanh, của doanh nghiệp nhỏ sau hơn một năm qua đến nay đang ngày càng giảm dần. Dịch cũng đang làm cho nhu cầu người dân giảm đi.

Có thêm những chính sách kích cầu, đẩy mạnh cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt và thêm những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng tới người tiêu dùng, cũng là những giải pháp, và chính sách cần thiết?

Vận động người Việt dùng hàng Việt, các doanh nghiệp sử dụng hàng hóa của nhau cũng là một cách.

Quan trọng nhất vẫn là chống dịch hiệu quả không để dịch loang thêm. Và dù đang tập trung chống dịch bệnh thì vẫn phải tiếp tục các giải pháp dài hạn để cải thiện môi trường kinh doanh, tái cơ cấu nền kinh tế.

Ta cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, phải giữ doanh nghiệp để duy trì khả năng sản xuất, bằng các giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp kéo dài sức chống chịu và sự sống, tránh để lúc dịch bệnh qua đi thị trường có nhu cầu trở lại thì lúc đó không còn doanh nghiệp sản xuất nữa, sẽ rơi vào tình trạng thiếu cung.

Lúc này rất  cần có thêm các hỗ trợ an sinh xã hội, trong đó cần bao phủ tới cả những lao động khu vực phi chính thức bị mất việc làm để họ duy trì được đời sống. Và chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp giữ được người lao động.

Đồng thời cần có các chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp giữ được người lao động, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động và tăng sức chống chịu cho doanh nghiệp. Không để số doanh nghiệp đóng cửa vì Covid-19 tăng lên nữa.

Các chính sách này trước hết là bảo đảm an sinh xã hội và đời sống người dân, và cũng là giải pháp hỗ trợ kích cầu. Người dân có thu nhập mới có tiêu dùng. Tiêu dùng tăng thì doanh nghiệp mới bán được hàng.

Bên cạnh đó là những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và những đợt phong tỏa, giãn cách đã khiến thói quen tiêu dùng thay đổi nên yêu cầu về tiêu chuẩn và chất lượng hàng hóa cũng khác đi. Người dân chuyển sang tiêu dùng bền vững, hợp lý, tiêu chuẩn lựa chọn linh hoạt theo hướng bình dân thay vì lựa chọn hàng đắt tiền như trước. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp, nhà bán lẻ, đơn vị sản xuất kinh doanh... trong việc sản xuất tổ chức lại sản xuất để giảm giá thành và đưa ra sản phẩm phù hợp.

1

Như ông đã nói xuất khẩu là một động lực quan trọng và xuất khẩu chủ yếu là từ các doanh nghiệp FDI và từ các khu công nghiệp. Dịch bệnh vẫn rất khó lường?

Cho đến nay đã có một số khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Bắc Giang đang dừng hoạt động để kiểm soát dịch bệnh còn các khu công nghiệp khác trên cả nước vẫn hoạt động bình thường nên ta vẫn đảm bảo khả năng sản xuất.

Chính phủ và Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt, dồn tổng lực để khống chế dịch bệnh ở những nơi này và quyết liệt chống dịch trên cả nước.

Chiến lược chống dịch của Chính phủ năm nay đã thay đổi. Bên cạnh đó, ứng phó với dịch bệnh của đa phần doanh nghiệp đã tốt hơn, chủ động hơn.

Và xuất khẩu vẫn đang tích cực so với năm ngoái. Số liệu thống kê về xuất khẩu 5 tháng đầu năm cho thấy rõ điều này.

Bên cạnh đó về khả năng sản xuất của ta có những lợi thế hơn so với nhiều nền kinh tế, các đối tác tương đồng. Hoạt động sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam vẫn tương đối ổn, không bị đứt gãy sản xuất, tận dụng được cơ hội khi thị trường Mỹ, EU đang dần hồi phục, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng cao do có những gói kích thích kinh tế lớn.

Cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn.

Theo kết quả khảo sát về mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê:

- Thu nhập bình quân (TNBQ) 1 người 1 tháng chung cả nước năm 2020 khoảng 4.230 nghìn đồng, giảm khoảng 2% so với năm 2019.

- Năm 2020 là một năm người dân bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, nên chi tiêu năm hộ gia đình năm 2020  chỉ tăng 13% so với năm 2018, tức là tăng chậm hơn so với thời kỳ trước, năm 2018 chi tiêu tăng 18% so với năm 2016.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Chiến tướng đời đầu VinFast kể cuộc gọi định mệnh với tỷ phú giàu nhất VN Phạm Nhật Vượng: 'Lúc đó tôi nói rằng mình làm gì có cửa mà trong 2 năm đã làm ra được xe'

Chiến tướng đời đầu VinFast kể cuộc gọi định mệnh với tỷ phú giàu nhất VN Phạm Nhật Vượng: 'Lúc đó tôi nói rằng mình làm gì có cửa mà trong 2 năm đã làm ra được xe'

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 08:17

Những thành công vang dội của VinFast không thể thiếu sự đóng góp to lớn của vị lãnh đạo này.

Đồng Nai: Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng và giao dịch trên sàn thương mại điện tử

Đồng Nai: Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng và giao dịch trên sàn thương mại điện tử

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 20:44

(CL&CS) - Trong vài năm gần đây, thị trường thương mại điện tử ở Đồng Nai ngày càng được mở rộng. Sự đa dạng về mô hình, đối tượng tham gia, quy trình hoạt động và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của hạ tầng internet và ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa thương mại điện tử trở thành trụ cột quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số.

Làm sao để “ghìm” đà tăng giá bất động sản?

Làm sao để “ghìm” đà tăng giá bất động sản?

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 20:43

Mặc dù thị trường mới chỉ nhen nhóm tín hiệu phục hồi, tuy nhiên không ít những phân khúc bất động sản đã ghi nhận đà tăng giá nhanh chóng, đặc biệt là phân khúc chung cư. Có lẽ điều cần làm lúc này là làm sao có thể kéo giá bất động sản ngừng tăng để đáp ứng được nhu cầu của đại đa số người dân có nhu cầu.