Không có đăng ký kinh doanh, hộ sản xuất làng nghề không được hưởng chính sách hỗ trợ
(CL&CS) - Khảo sát tại 6 làng nghề gỗ vùng Đồng bằng sông Hồng cho thấy năng lực sản xuất của các hộ đã giảm 62%, đặc biệt lượng lao động làm thuê tại các làng nghề giảm đến 73%. Thế nhưng các hộ sản các hộ sản xuất tại các làng nghề lại không tiếp cận được với các nguồn hỗ trợ do không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế…
Cầm cự qua đại dịch…
Khảo sát của Nhóm nghiên cứu Forest Trends và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) và các Hiệp hộ gỗ địa phương tại 6 làng nghề gỗ vùng Đồng bằng sông Hồng (Đồng Kỵ, Hữu Bằng, La Xuyên, Liên Hà, Thụy Lân và Vạn Điểm) nơi sản xuất chế biến gỗ đóng vai trò chính trong nguồn thu của hộ cho thấy quy mô của tác động của dịch COVID-19 tới các hộ là khá lớn.
Cụ thể, năng lực sản xuất của các hộ đã giảm 62%. Phần 38% còn lại là phần mới được phục hồi sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách trong một vài tuần trở lại đây. Trong số 6 làng nghề khảo sát công suất nơi cao nhất hiện đạt 50% (Thụy Lân) và nơi thấp nhất chỉ đạt 30% (Đồng Kỵ, Hữu Bằng).
Đáng chú ý, khoảng 46% số hộ tại các làng đã quay trở lại sản xuất, tuy nhiên các hoạt động này chỉ mang tính chất “cầm chừng” với mục đích “làm để giữ thợ” và “lấy công làm lãi” mà không có lợi nhuận. Làng có số hộ quay lại sản xuất cao nhất đạt 80% (La Xuyên) và làng thấp nhất chỉ đạt 30% (Đồng Kỵ)
Đặc biệt, lực lượng lao động tại các làng nghề suy giảm nghiêm trọng. So với trước giãn cách, lượng lao động làm thuê tại các làng nghề giảm 73%, lao động của bản thân hộ giảm 36%.

Tại làng nghề Vạn Điểm,hình thức phổ biến tại các làng nghề là hộ kinh doanh nhỏ lẻ, không đăng ký mã số thuế nên không được nhận hỗ trợ
Đầu ra sản phẩm của các hộ giảm khoảng 76%, thu nhập của hộ giảm gần 90%, nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất giảm 68% do không tiêu thụ được sản phẩm đầu ra. Ở một số nơi như Đồng Kỵ, Liên Hà, La Xuyên lượng sản phẩm bán ra giảm 80-90%, tương ứng với mức sụt giảm về nguồn thu của hộ.
Trong khi đó, giãn cách làm cước vận chuyển và giá phụ liệu tăng bình quân khoảng 20-25%, trong khi chi phí gỗ nguyên liệu đầu vào tăng khoảng 5-10%. Trên 70% số hộ vay vốn để sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên do hoạt động sản xuất đình trệ, nguồn thu bị mất hoặc sụt giảm tạo ra sức ép về các khoản vay rất lớn cho các hộ, để tránh rơi vào danh sách hộ nợ xấu, một số hộ phải đi vay “tín dụng đen” với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng để trả lãi và các khoản vay đến hạn phải trả, trước khi có được các khoản vay mới từ ngân hàng. Điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn đối với hộ.
Hộ làng nghề nằm ngoài tiêu chí được hỗ trợ
Các địa phương nơi có các làng nghề hiện đều đang áp dụng các cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ người dân và DN gặp khó khăn do các hoạt động giãn cách. Nhưng đến nay toàn bộ các hộ và các DN tại các làng nghề chưa được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ này. Nguyên nhân chính là bởi các hộ không đáp ứng được với các tiêu chí hỗ trợ mà địa phương đưa ra.
Đại diện một hộ làng nghề tại Vạn Điểm chia sẻ, để nhận được hỗ trợ các hộ phải có giấy phép kinh doanh và mã số thuế. Tuy nhiên thông thường chỉ có các DN mới có mã số thuế. Hình thức phổ biến tại các làng nghề là hộ kinh doanh nhỏ lẻ, không đăng ký mã số thuế mà chỉ đóng lệ phí môn bài khoảng vài trăm nghìn/hộ mỗi năm, tùy thuộc vào doanh thu của hộ…
Tại Liên Hà, về lý thuyết các hộ cũng có thể tiếp cận với nguồn hỗ trợ của địa phương. Tuy nhiên, nguồn hỗ trợ này chỉ áp dụng đối với các hộ dừng sản xuất trong thời điểm dịch bùng phát, và để tiếp cận với nguồn hỗ trợ này thì hộ dừng sản xuất phải thực hiện việc khai báo với cơ quan quản lý địa phương. Tuy nhiên, không phải hộ nào cũng nắm được quy định này. Các quy định phức tạp này cộng với các thủ tục rườm rà khác đã làm cho hộ không thể tiếp cận được với nguồn hỗ trợ này.
Tại một số nơi như Đồng Kỵ, người lao động làm việc tại các DN cũng có thể nhận được hỗ trợ nếu DN phải đóng cửa. Song để nhận được hỗ trợ này, người lao động cần phải có hợp đồng lao động với DN và cần phải đóng bảo hiểm hàng tháng. Thực tế, hầu hết lao động làm việc tại các DN là lao động tự do và không có hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm do vậy không đáp ứng được với các tiêu chí để nhận hỗ trợ.
Một chủ DN tại Đồng Kỵ chia sẻ: rằng DN không nhận hỗ trợ gì của Nhà nước do thủ tục phức tạp. “Đối với công ty thì họ yêu cầu công nhân phải đóng bảo hiểm mới được hỗ trợ… kinh phí bỏ ra đóng bảo hiểm cho người lao động còn nhiều hơn kinh phí được hỗ trợ, do vậy DN không làm đơn xin hỗ trợ.”- DN này cho biết.
Theo ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia Forest Trends, con số hàng chục nghìn hộ với hàng trăm nghìn lao động tham gia vào khâu sản xuất kinh doanh sản phẩm gỗ tại trên 300 làng nghề gỗ trong cả nước cho thấy tầm quan trọng của các làng nghề này về mặt kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, các làng nghề hầu như chưa được coi là một hợp phần chính thống của ngành gỗ. Các cơ chế chính sách và thông tin tin đại chúng thường tập trung ưu tiên vào khối DN…
“Chính phủ đã đặt ra các ưu tiên để thực hiện chuyển đổi các hoạt động kinh tế phi chính thức như các hoạt động của hộ tại các làng nghề sang các hoạt động chính thức. Tuy nhiên cho đến nay thực hiện các chương trình này vẫn còn nhiều khó khăn. Trong lúc chờ đợi việc chuyển đổi, Chính phủ nên cân nhắc về những cơ chế, chính sách bao trùm hơn. Một chính sách bao trùm với các tiêu chí mở rộng hơn để các hộ làng nghề hiện còn thiếu tính chính danh có thể tiếp cận được với các nguồn lực hỗ trợ không những sẽ giúp hộ giảm bớt khó khăn do đại dịch mà còn giúp mở rộng cơ hộ tiếp cận của hộ đối với các nguồn lực phát triển khác trong tương lai…”- Chuyên gia Forest Trends đề xuất.
Thanh Thanh
- ▪VinFast tung loạt chính sách đặc biệt hỗ trợ chung cư lắp đặt trạm sạc xe điện
- ▪Giúp TP. HCM lấy mẫu xét nghiệm, Quân khu 9 hỗ trợ thêm 1.000 nhân lực
- ▪Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp ở khu công nghiệp để phục hồi sản xuất
- ▪Ngân hàng nhà nước yêu cầu thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng đúng quy định, đúng đối tượng
Bình luận
Nổi bật
Doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng nhờ áp dụng các chương trình cải tiến
sự kiện🞄Thứ ba, 18/03/2025, 09:17
(CL&CS) - Doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Các chương trình cải tiến năng suất, chất lượng đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp.
Đảm bảo chất lượng hàng hóa để khuyến khích người Việt dùng hàng Việt
sự kiện🞄Thứ ba, 11/03/2025, 08:02
(CL&CS)- Sáng 10/3, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Tích hợp hệ thống quản lý và công cụ cải tiến: Giải pháp nâng cao năng suất chất lượng
sự kiện🞄Thứ hai, 10/03/2025, 13:53
(CL&CS) - Nhiều doanh nghiệp đang tích cực áp dụng mô hình tích hợp hệ thống quản lý ISO với các công cụ cải tiến năng suất chất lượng (NSCL) như 5S, 7 công cụ thống kê... để tối ưu hóa vận hành, giảm lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.