Khoa học và công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước
(CL&CS) - Ngày 14/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Khoa học và công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025).
Trải qua 80 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Thủy lợi đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thành tựu này là kết quả của sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của hệ thống công trình thủy lợi trên cả nước.
Quang cảnh hội nghị
Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được hơn 900 hệ thống thủy lợi có quy mô phục vụ từ 200 ha trở lên, trong đó có 122 hệ thống vừa và lớn phục vụ trên 2.000 ha. Cả nước có gần 7.000 đập và hồ chứa với tổng dung tích trữ khoảng 68 tỷ m³ nước, góp phần điều hòa và phân bổ nguồn nước hiệu quả; có 18.109 công trình, cấp nước sinh hoạt tập trung cùng hàng triệu công trình cấp nước hộ gia đình được xây dựng.
Đến nay cả nước có: 4,3 triệu ha đất canh tác được đảm bảo tưới phục vụ trồng trọt, trong đó, 7,3 triệu ha lúa được tưới hàng năm, chiếm 95% tổng diện tích gieo trồng; 0,5 triệu ha cây trồng cạn được áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên tổng số 3,4 triệu ha; 8,4 triệu con gia súc, 480 triệu con gia cầm và gần 690.000 ha nuôi trồng thủy sản được cấp phục vụ chăn nuôi. Hệ thống thủy lợi đã cung cấp 6,5 tỷ m3 nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp; đảm kiểm soát mặn cho khoảng 1 triệu ha đất nông nghiệp, kết hợp phát điện với tổng công suất 2.100 MW.
Cấp nước sinh hoạt nông thôn: 42,7 % hộ gia đình nông thôn (7.620.990 hộ)được cấp nước từ công trình cấp nước tập trung, 56% dân số nông thôn (36,3 triệu người)sử dụng công trình cấp nước quy mô hộ gia đình.
Trải qua nhiều thế hệ đã xây dựng lên hệ thống đê điều với quy mô rất lớn, có nhiệm vụ quan trọng trong bảo vệ an toàn tính mạng tài sản của Nhà nước và nhân dân trước lũ bão, thiên tai. Hiện trên cả nước có tổng số 9.708,1 km đê (đê sông: 6.892,4 km; đê cửa sông: 1.161,7 km; đê biển: 1.307,5 km; 346 km đê bao), trong đó 2.776 km đê từ cấp III đến cấp đặc biệt có nhiệm vụ bảo vệ diện tích lớn, dân số đông và nhiều khu vực trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng của đất nước trước lũ, bão, tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ngoài ra, vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn có khoảng 45.508km đê bao, bờ bao các loại.
Công tác đê điều và phòng, chống thiên tai đạt được nhiều kết quả, trong đó hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từng bước được hoàn thiện; chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai được cải thiện; hệ thống đê điều, hồ đập, khu neo đậu tàu thuyền và các công trình phòng, chống thiên tai khác được nâng cấp, giảm dần các trọng điểm xung yếu nâng cao khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng trước thiên tai; công tác thông tin, truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng được triển khai; ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai đã có những chuyển biến vượt bậc, góp phần giảm thiểu thiệt hại, từng bước xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai; công tác phòng, chống thiên tai từng bước chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa.
Hiện nay, việc nâng cao dung trích trữ của các hồ chứa thủy lợi hiện có là một giải pháp có hiệu quả tổng hợp phù hợp với điều kiện hiện nay, vừa tăng năng lực cung cấp nước cho nhu cầu hạ du, vừa nâng cao khả năng bảo đảm an toàn đập, chi phí để nâng cấp cải tạo các đập hiện có chỉ bằng phần nhỏ so với xây dựng đập mới, hiệu quả môi trường - xã hội cao.
Có nhiều giải pháp để nâng cao năng lực trữ nước cho các hồ chứa hiện có, cả giải pháp công trình và phi công trình. Việc lựa chọn giải pháp phải dựa vào điều kiện cụ thể của từng dự án, trong nhiều trường hợp thường là giải pháp kết hợp vừa nâng cao dung tích, vừa nâng cao mức độ an toàn cho đập, an toàn cho hạ du. Bắc Trung Bộ là vùng có số lượng hồ chứa lớn nhất so với các khu vực khác trong nước,nhưng số lượng hồ chứa lớn lại không nhiều. Do địa hình dốc và hẹp (từ đầu nguồn ra biển) lớn và diễn biến dòng chảy lũ rất phức tạp. Qua nghiên cứu tình hình thực tiễn cũng như xét triển vọng đầu tư công trong thời gian tới còn hạn chế, đề tài đề xuất giải pháp nâng cao năng lực trữ nước hồ chứa vùng Bắc Trung Bộ như sau: Với các hồ chứa thủy lợi lớn (trên 100 triệu m3) cần phối hợp với các hồ chứa thủy điện lớn trong lưu vực tham gia cắt giảm lũ cho hạ du một cách hiệu quả hơn nữa.
Nghiên cứu điều chỉnh dung tích đón lũ của các hồ chứa thủy lợi để nó đóng vai trò như là hồ điều hòa cho hệ thống. Đi cùng đó là nâng cao năng lực dự báo KTTV, xây dựng quy chế phối hợp liên hồ chứa, tăng cường công tác kiểm tra an toàn đập. Với các hồ chứa thủy lợi nhỏ có thể áp dụng giải pháp: Nạo vét hồ chứa, Bọc phủ mái đập đất bằng kết cấu ABCs, biến nó thành một đập dâng để sử dụng tối đa dung tích hồ. Với các hồ chứa còn lại: Về cơ bản đã được nâng cấp qua các dự án đầu tư công. Sắp tới cần áp dụng các giải pháp phi công trình để tăng dung tích trữ, gồm: Quản lý bùn cát vào hồ; Nâng cao năng lực quản lý vận hành, bảo trì đập.
Thủy lợi có một vị trí quan trọng đối với kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia. Trong suốt chặng đường vừa qua, ngành thủy lợi đã có nhiều đóng góp to lớn vào việc bảo vệ, cải tạo môi trường, góp phần quan trọng vào xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhằm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; từ tư duy phát triển đơn giá trị sang tư duy tích hợp đa giá trị, ngành thủy lợi cần phải đi trước một bước theo hướng hiện đại, thông minh và phục vụ đa mục tiêu. Mọi người cùng hướng về 80 năm ngày truyền thống ngành thủy lợi Việt Nam đồng hành cùng đất nước, khẳng định những thành tựu vượt bậc và vai trò quan trọng của ngành thủy lợi đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn và sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.
Theo ông Nguyễn Hồng Khanh - Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi, về hình ảnh nhận diện thương hiệu Cục Thủy lợi được cụ thể bởi thủy lợi là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an ninh nguồn nước.
Nước thể hiện sự trong lành và tươi mát, là yếu tố thuộc về tự nhiên, biểu tượng cho sức mạnh không bao giờ vơi cạn. Chính vì thế, logo lấy giọt nước làm biểu trưng chính, thể hiện nguồn tài nguyên nước quý giá và lồng ghép trong giọt nước chữ T và L (chữ cái đầu của Thủy lợi). Chữ T và L được cách điệu thành đập dâng, hồ chứa, đường tràn, nhà máy thuỷ điện... dưới chân chữ L là các con sóng mềm mại, êm đềm. Màu sắc được phối xanh tím than và vàng đất. Xanh tượng trưng cho nước, vàng tượng trưng cho đất.
Ngân hàng Thế giới (Word Bank) nhiều lần đánh giá: “Việt Nam là quốc gia có hạ tầng thủy lợi nhiều và tốt bậc nhất thế giới”. Với hệ thống 290.000 trạm bơm lớn nhỏ khác nhau, 170.000 công trình kênh mương có tổng chiều dài hàng triệu km, hệ thống điều chỉnh, điều hòa nguồn nước trong mạng lưới các hồ thủy lợi đã trở thành nền tảng để ngành nông nghiệp tái cơ cấu hợp lý, giúp ngành nông nghiệp Việt Nam có đủ nước để có thể chủ động sản xuất.
Hệ thống thủy lợi không chỉ đem nước đến cho người dân mà còn là không gian sống của người dân; cảnh quan và kiến trúc nông thôn, niềm tự hào của nhân dân bản địa. Hạ tầng thủy lợi hướng đến phục vụ sản xuất cây, con giá trị kinh tế cao, nhất là thủy sản, cây ăn quả, cây đặc sản. Đặc biệt, cần quan tâm đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho phát triển thủy lợi và cấp nước sạch nông thôn ở những địa bàn khó khăn về nguồn nước như các tỉnh trung du miền núi, Tây Nguyên, Nam Trung bộ…; những dự án có thể mức đầu tư không lớn nhưng cực kỳ có ý nghĩa về mặt xã hội.
Thiện Phúc
- ▪Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao
- ▪Hoàng Anh Gia Lai đưa sản phẩm nông nghiệp vào Kingfoodmart
- ▪Đẩy nhanh phục hồi sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân sau bão số 3
- ▪Ứng dụng phân bón thông minh và phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp bền vững tại Bắc Ninh
Bình luận
Nổi bật
Condotel thu hút sự quan tâm từ nhà đầu tư Hà Nội
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:07
Condotel đang thu hút sự quan tâm từ nhà đầu tư Hà Nội, theo số liệu trang Batdongsan. Song điều này có thực sự đánh dấu sự hồi sinh của loại hình bất động sản đã “ngủ đông” từ lâu, hay phản ánh dòng tiền chuẩn bị dịch chuyển khỏi thị trường lớn Thủ đô?
Doanh nghiệp bất động sản đã thực sự sẵn sàng cho một chu kỳ mới?
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:06
Những tháng cuối năm 2024 và năm 2025 thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, mở ra giai đoạn phát triển mới cho cả nền kinh tế và thị trường. Sự phục hồi đang diễn ra từng bước, các doanh nghiệp trong ngành đang chủ động đưa ra các chiến lược phù hợp.
Khoa học và công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:06
(CL&CS) - Ngày 14/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Khoa học và công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025).
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.