Thứ tư, 01/12/2021, 12:02 PM

Hướng tới hoàn thiện hệ thống pháp luật để thúc đẩy thị trường kinh doanh khí

(CL&CS) - “Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững…; Xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”- Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại Hội nghị “Kinh doanh khí: Tiến tới khuôn khổ pháp lý toàn diện thúc đẩy kinh doanh và phát triển thị trường”.

Ngày 30/11, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Hiệp hội Gas Việt Nam với các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị “Kinh doanh khí: Tiến tới khuôn khổ pháp lý toàn diện thúc đẩy kinh doanh và phát triển thị trường”.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, ngày 11/02/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW để Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đưa ra mục tiêu “Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững…; Xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu khai mạc hội nghị

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu khai mạc hội nghị

Căn cứ Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 28/12/2020 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh. Theo đó, Đề án đã đưa ra cụ thể mục tiêu đối với thị trường khí “Từng bước xây dựng khung pháp lý làm cơ sở để triển khai mô hình kinh doanh cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh khí CNG, LPG và LNG”. Đồng thời, xác định rõ lộ trình phát triển thị trường khí trong giai đoạn 2021-2025: “Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý làm cơ sở để triển khai quyền được thuê và sử dụng hạ tầng bên thứ ba bao gồm các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về kỹ thuật, thương mại, tài chính cần được hoàn thiện trước khi triển khai áp dụng”.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, thời gian vừa qua, hệ thống văn bản pháp lý về kinh doanh khí đã được thiết lập tương đối đầy đủ nhằm điều chỉnh các chủ thể tham gia kinh doanh khí, giúp các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương, địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh khí có cơ sở triển khai, áp dụng, góp phần quan trọng đưa thị trường mặt hàng khí vào nề nếp, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và xã hội.

Tuy nhiên, qua rà soát và thực tiễn thi hành, Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước nhận thấy một số chính sách cần sớm được xem xét, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tiễn, một số quy định cần được thay thế, điều chỉnh để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã giao.

Tại hội nghị, các nhà quản lý, doanh nghiệp về khí nhằm trao đổi, thảo luận về: Thực trạng, xu hướng sử dụng khí tại Việt Nam và định hướng chính sách; về rà soát bất cập, định hướng sửa đổi một số quy định pháp lý về kinh doanh khí; tầm nhìn, văn hóa kinh doanh và ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh Gas; đánh giá tuân thủ quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy và an ninh trật tự trong kinh doanh khí; đánh giá tuân thủ quy định pháp luật về đo lường và chất lượng trong hoạt động kinh doanh khí; vấn nạn kinh doanh gas chai, giải pháp và kiến nghị xử lý trong thời gian tới; về pháp luật về kinh doanh khí.

Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) trình bày tham luận tại hội nghị

Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) trình bày tham luận tại hội nghị

Rà soát bất cập, định hướng sửa đổi một số quy định pháp lý về kinh doanh khí, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Hoàng Anh Tuấn cho biết, mục tiêu quy định về kinh doanh khí hướng tới đó là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh khí theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia thị trường, thu hút các nguồn vốn, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số vào hoạt động kinh doanh khí; thiết lập thị trường khí cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo lập hệ thống phân phối khí gắn kết, hiệu quả, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trước những biến động thị trường của các mặt hàng năng lượng quốc tế và tình hình bất ổn chính trị trên thế giới, đảm bảo phát triển bền vững thị trường khí tại Việt Nam trong thời gian tới… phải đáp ứng được yêu cầu về hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước; ngăn chặn, phòng chống những hành vi tiêu cực, gian lận cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh khí, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh LPG chai.

Cũng tại hội nghị, ông Trần Minh Loan - Phó chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam chia sẻ, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh LPG và chế tài xử phạt các hành vi vi phạm. Trong quá trình xây dựng pháp luật, Hiệp hội kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền quan tâm hơn, trao đổi với Hiệp hội, với doanh nghiệp để xử lý những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để các quy định được ban hành phù hợp nhất có thể với thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh.Đồng thời, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm; các cơ quan có chức năng quan tâm, xem xét tiếp thu các ý kiến, đề xuất của doanh nghiệp trong quá trình phát hiện, kiểm tra, xử lý vi phạm; tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.

Hoàng Hiệp

Bình luận

Nổi bật

Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực sớm góp phần phát huy nguồn lực từ đất đai, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất

Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực sớm góp phần phát huy nguồn lực từ đất đai, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:00

(CL&CS) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025 như hiện nay.

Bình Định: Thúc đẩy việc xử lý chất thải rắn, xây dựng các cộng đồng bảo vệ môi trường xanh

Bình Định: Thúc đẩy việc xử lý chất thải rắn, xây dựng các cộng đồng bảo vệ môi trường xanh

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:25

(CL&CS) - Ông Nguyễn Việt Cường, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định) ghi nhận và đánh giá cao những dự án, ý tưởng, mô hình thúc đẩy bảo vệ môi trường xanh tại Bình Định.

Các tiêu chuẩn phổ biến của tín chỉ carbon rừng

Các tiêu chuẩn phổ biến của tín chỉ carbon rừng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:12

(CL&CS)- Bằng việc tuân thủ các tiêu chuẩn tín chỉ carbon rừng không chỉ đảm bảo tính minh bạch và tin cậy cho thị trường tín chỉ carbon mà còn khuyến khích và thúc đẩy đầu tư vào các dự án bảo vệ rừng, từ đó giảm thiểu phát thải khí nhà kính.