Thứ tư, 22/02/2023, 08:53 AM

Hội thảo: Kết nối công nghệ phát triển nông nghiệp trồng trọt

(CL&CS) - Ngày 21/2, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Chương trình Aus4Innovation và Câu lạc bộ Đổi mới sáng tạo ngành rau hoa quả tổ chức Hội thảo “Kết nối công nghệ phát triển nông nghiệp trồng trọt”.

Với mục tiêu tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các đơn vị nghiên cứu, nhà khoa học để đồng hành cùng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý chuyên ngành của nhà nước trong các hoạt động nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng, triển khai công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Phát biểu tại Hội thảo, Trưởng ban Ban Ứng dụng và triển khai công nghệ PGS. TS Phan Tiến Dũng ( Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam).

Phát biểu tại Hội thảo, Trưởng ban Ban Ứng dụng và triển khai công nghệ PGS. TS Phan Tiến Dũng ( Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam).

Tại hội thảo: Kết nối công nghệ phát triển nông nghiệp trồng trọt, thu hút hơn 120 đại biểu đăng ký tham dự trực tuyến và trực tiếp đến từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân trong cả nước. Con số này phản ánh mức độ quan tâm của doanh nghiệp nông nghiệp đến việc cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng theo hướng hữu cơ, không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Phan Tiến Dũng - Trưởng ban, Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ khẳng định: “Theo định hướng chủ trương của Đảng và Nhà nước, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc xây dựng và phát triển đất nước là tạo lập hệ thống sáng tạo quốc gia, hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp là trung tâm ứng dụng công nghệ và phát triển sản phẩm, các viện nghiên cứu, trường đại học là chủ thể nghiên cứu và phát triển, tạo cơ chế liên kết hữu cơ giữa Viện nghiên cứu với Doanh nghiệp trên cơ sở chia sẻ về trách nhiệm, cùng vượt qua khó khăn, thách thức để làm chủ công nghệ và vươn tầm khu vực.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là lần đầu tiên nền nông nghiệp Việt Nam có một chiến lược mang tính dài hạn và tích hợp cả nông nghiệp và nông thôn. Chiến lược đặt ra mục tiêu giải quyết những vấn đề nội tại của nền nông nghiệp Việt Nam khi đang đứng trước sự thay đổi toàn cầu như VUCA (biến động, bất định, phức tạp và mơ hồ), biến đổi khí hậu, biến động thị trường; chuyển đổi xu hướng thị trường như nền kinh tế xanh, thị trường xanh; tích hợp giá trị của Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 giữa nền nông nghiệp tri thức và nông nghiệp thông minh.

Hội thảo là diễn đàn đổi mới sáng tạo - trở thành cầu nối giữa Doanh nghiệp đến với nhà khoa học, đến với sản phẩm/công nghệ nghiên cứu. Đây cũng là cơ hội hợp tác, giao lưu, tìm hiểu những vấn đề và thách thức của doanh nghiệp, khó khăn trong triển khai ứng dụng của nhà khoa học, cùng bàn thảo và tìm giải pháp cho các vấn đề nội tại của Doanh nghiệp, đẩy mạnh và tăng cường hàm lượng khoa học công nghệ trong các chuyển giao nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp.

Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ.

Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ.

Các doanh nghiệp, hộ nông dân, hợp tác xã sẽ được nghe một số báo cáo chọn lọc đã áp dụng tại nhiều nơi cho kết quả tốt, do đó những công nghệ này sẵn sàng để chuyển giao, triển khai đến doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, như sử dụng các chế phẩm vi sinh để xử lý, chế biến phụ phẩm, phế thải giàu hữu cơ thành phân bón hữu cơ, giá thể trồng rau hữu cơ và các cây trồng có giá trị kinh tế (PGS.TS.Tăng Thị Chính - Viện Công nghệ môi trường); Phân bón công nghệ cao tăng hiệu quả canh tác cây nông nghiệp (GS.TS. Nguyễn Hoài Châu - Viện Công nghệ môi trường); Dưỡng chất nano ứng dụng cho cây trồng (PGS.TS. Hà Phương Thư - Viện Khoa học vật liệu); Công nghệ nuôi cấy mô thực vật trong nhân giống chất lượng cao (TS. Đỗ Đăng Giáp - Viện Sinh học nhiệt đới); Công nghệ chế tạo vật liệu bao gói khí quyển biến đổi trong bảo quản thực phẩm (TS. Nguyễn Trung Đức - Viện Hóa học); Công nghệ sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ cây Lan kim tuyến (TS. Đoàn Chính Chung - Viện Sinh học nhiệt đới).

Một trong những điểm sáng của hoạt động kết nối từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến với doanh nghiệp, địa phương, đối tác, đó chính là phần trao đổi, thảo luận hết sức cởi mở và chân thành. Tại đây, các đại biểu có cơ hội nêu lên những khó khăn, trăn trở, chia sẻ và tìm định hướng hợp tác cùng phát triển giữa nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy và tăng cường hàm lượng khoa học công nghệ trong các chuyển giao, không chỉ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn tích hợp giá trị của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 giữa nền nông nghiệp tri thức và nông nghiệp thông minh.

Văn Trì

Bình luận

Nổi bật

Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực sớm góp phần phát huy nguồn lực từ đất đai, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất

Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực sớm góp phần phát huy nguồn lực từ đất đai, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:00

(CL&CS) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025 như hiện nay.

Bình Định: Thúc đẩy việc xử lý chất thải rắn, xây dựng các cộng đồng bảo vệ môi trường xanh

Bình Định: Thúc đẩy việc xử lý chất thải rắn, xây dựng các cộng đồng bảo vệ môi trường xanh

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:25

(CL&CS) - Ông Nguyễn Việt Cường, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định) ghi nhận và đánh giá cao những dự án, ý tưởng, mô hình thúc đẩy bảo vệ môi trường xanh tại Bình Định.

Các tiêu chuẩn phổ biến của tín chỉ carbon rừng

Các tiêu chuẩn phổ biến của tín chỉ carbon rừng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:12

(CL&CS)- Bằng việc tuân thủ các tiêu chuẩn tín chỉ carbon rừng không chỉ đảm bảo tính minh bạch và tin cậy cho thị trường tín chỉ carbon mà còn khuyến khích và thúc đẩy đầu tư vào các dự án bảo vệ rừng, từ đó giảm thiểu phát thải khí nhà kính.