Hệ thống NAPAS xử lý bình quân 20 triệu giao dịch/ngày

(CL&CS) - CTCP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho biết, từ đầu năm đến nay hệ thống NAPAS xử lý bình quân hơn 20 triệu giao dịch/ngày, tăng 52% số lượng và 12% về giá trị giao dịch so cùng kỳ năm trước.

Đại diện các tổ chức thành viên NAPAS tại Hội nghị

Đại diện các tổ chức thành viên NAPAS tại Hội nghị

Ngày 17/11 vừa qua, Hội nghị Tổ chức thành viên năm 2023 của NAPAS đã được tổ chức thành công tại Phú Quốc, Kiên Giang. Đây là sự kiện thường niên nhằm ghi nhận những kết quả mà NAPAS và các tổ chức thành viên đã cùng nhau đạt được.

Tham dự sự kiện có ông Phạm Anh Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân Hàng, đại diện 62 tổ chức thành viên cùng Ban lãnh đạo NAPAS.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực thanh toán đang diễn ra mạnh mẽ cùng với tiến trình chuyển đổi số quốc gia theo định hướng, chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Với vai trò tổ chức chuyển mạch tài chính và xây dựng hạ tầng thanh toán bán lẻ quốc gia, NAPAS đã và đang góp phần thúc đẩy quá trình này.

Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước chia sẻ thông tin về một số kết quả nổi bật của hoạt động thanh toán điện tử trong 9 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể: Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 49,32% về số lượng; giao dịch qua kênh Internet tăng 60,30% về số lượng và 5,66% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng 60,82% về số lượng và 9,71% về giá trị; qua phương thức QR Code tăng 105,33% về số lượng và 10,66% về giá trị.

Số lượng giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng tăng 15,24% về số lượng và 21,78% về giá trị. Ngoài ra, đến cuối tháng 9/2023, toàn thị trường có 85 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thanh toán qua Internet và 52 tổ chức triển khai thanh toán qua điện thoại di động.

“Để đạt được những thành tựu và sự tăng trưởng này, tôi ghi nhận sự đóng góp của NAPAS và các tổ chức thành viên trong việc triển khai, thực hiện các chính sách, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, cũng như việc nghiên cứu, đưa vào thị trường các sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại, an toàn và tiện ích cho người dân”, ông Phạm Anh Tuấn cho biết.

Đại diện Vietcombank nhận giải ngân hàng xuất sắc năm 2023 (Bank of the year 2023).

Đại diện Vietcombank nhận giải ngân hàng xuất sắc năm 2023 (Bank of the year 2023).

Đại diện NAPAS cho biết, trong năm nay, hệ thống NAPAS xử lý bình quân hơn 20 triệu giao dịch/ngày, tăng tương ứng 52% số lượng và 12% về giá trị giao dịch. Riêng số lượng giao dịch chuyển tiền nhanh NAPAS 247 tăng tương ứng 62% về số lượng và 13% về giá trị. Đáng chú ý, số lượng giao dịch qua phương thức quét VietQR tăng 8 lần về số lượng và 4 lần về giá trị giao dịch so với năm 2022.

Qua đó cho thấy người dùng đang ngày càng ưa chuộng và sử dụng thường xuyên hơn dịch vụ chuyển nhanh NAPAS 247 trong chi tiêu, thanh toán hàng ngày, tập trung vào các giao dịch có giá trị nhỏ lẻ, từ thành thị đến nông thôn, từ nhà hàng đến các siêu thị, chợ dân sinh.

Ở chiều hướng khác, dịch vụ rút tiền trên ATM qua hệ thống NAPAS tiếp tục giảm dần qua các năm. Đặc biệt, năm 2023 là năm có số lượng giao dịch rút tiền trên ATM giảm sâu hơn so mức giảm của các năm trước, chỉ chiếm 3,6% tổng số giao dịch của toàn hệ thống, thể hiện xu hướng phát triển tích cực của thanh toán không dùng tiền mặt.

Bên cạnh đó, NAPAS cũng tích cực cùng với các tổ chức thành viên đẩy mạnh các dự án kết nối quốc tế gồm Mở rộng kết nối chuyển mạch thẻ NAPAS với BC Card Hàn Quốc, kết nối thanh toán VietQR với Thái Lan, VietQR với Campuchia. Hoạt động này cũng góp phần thúc đẩy phát triển thanh toán số trong giao thương, xúc tiến thương mại, du lịch... giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực.

Ông Nguyễn Quang Hưng, Chủ tịch HĐQT NAPAS cho biết: “Trong năm vừa qua, NAPAS đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo đáp ứng năng lực xử lý của hệ thống, tăng cường công tác giám sát vận hành, đảm bảo hoạt động liên tục. Đồng thời, NAPAS tiếp tục thực hiện chính sách giảm phí, triển khai các chương trình truyền thông, marketing để cùng với các ngân hàng phát triển thị trường, góp phần mở rộng hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam”.

Thời gian tới, NAPAS cam kết cung cấp dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của các tổ chức thành viên với chi phí hợp lý để cùng các đơn vị cung cấp các sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiện đại cho người dân, đóng góp vào sự phát triển chung của thị trường thanh toán.

Tại Hội nghị, NAPAS đã tổ chức Lễ vinh danh các tổ chức thành viên có những đóng góp tiêu biểu trong năm 2023. Trong đó, giải ngân hàng xuất sắc năm 2023 đã thuộc về Vietcombank với những đóng góp lớn cho hệ thống và mạng lưới. Giải ngân hàng tiêu biểu đã thuộc về các ngân hàng gồm MB, Techcombank, BIDV.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 7,8%, đạt 72.094 tỷ đồng trong quý 1/2024

Lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 7,8%, đạt 72.094 tỷ đồng trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 14:23

(CL&CS) - Vietcombank, Techcombank, BIDV, VietinBank và MB là những ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận trong quý 1/2024. Lợi nhuận trước thuế của top 5 chiếm đến 52,3% tổng lợi nhuận của 27 ngân hàng niêm yết.

Đẩy mạnh hệ sinh thái số đa dạng trong lĩnh vực ngân hàng

Đẩy mạnh hệ sinh thái số đa dạng trong lĩnh vực ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:55

(CL&CS) - Vừa qua, tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại đã không ngừng đầu tư công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối vào hoạt động nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho khách hàng.

Thêm ngân hàng triển khai gói vay trả nợ trước hạn tại ngân hàng khác

Thêm ngân hàng triển khai gói vay trả nợ trước hạn tại ngân hàng khác

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:54

(CL&CS) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) triển khai gói vay trả nợ trước hạn khoản vay tại ngân hàng khác với lãi suất cực hấp dẫn, chỉ từ 4,6%/năm, ân hạn nợ gốc lên tới 24 tháng. Đặc biệt, khách hàng không cần chuẩn bị tiền để tất toán khoản vay ở ngân hàng cũ.