Hai nhà máy thủy điện lâu đời nhất Việt Nam, gần 100 năm tuổi vẫn bền bỉ tạo ra điện năng
Đây là địa phương có nhiều công trình mang ý nghĩa lịch sử, trong đó có cặp thủy điện lâu đời nhất Việt Nam.
Nhiều nguồn tài liệu cho rằng nhà máy thủy điện Ankroet xây dựng năm 1945 (thuộc dự án thủy điện Suối Vàng, nằm ở xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) là một trong những dự án thủy điện lâu đời nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, thông qua nhiều nguồn tài liệu và sự nghiên cứu của nhiều chuyên gia ngành điện thì cặp nhà máy thủy điện Tà Sa - Nà Ngàn (nằm tại xã Bắc Hợp, Nguyên Bình, Cao Bằng) được xây dựng sớm hơn so với Ankroet và có thể được xem là những dự án thủy điện đầu tiên tại Việt Nam.
Theo nghiên cứu của ông Thái Phụng Nê, Nguyên Bộ trưởng Bộ Năng lượng, hai nhà máy thủy điện Tà Sa và Nà Ngàn được xây dựng vào những năm 1927-1928, trong giai đoạn thực dân Pháp khai thác thuộc địa lần thứ hai.
“Chứng nhân” lịch sử đấu tranh của nhân dân qua 2 cuộc chiến tranh
Từ QL34, cần đi qua một đoạn đường đất nhỏ, gồ ghề đá núi dài chừng 10km mới tới được thuỷ điện Tà Sa. Nhìn từ ngoài, nhà máy chỉ nằm gọn trong một khu đất chừng 500m2 với tường bao xung quanh. Trên cổng vào, dòng chữ "Thuỷ điện Tà Sa" màu đỏ chắc hẳn được sơn đi sơn lại hàng trăm lần như một minh chứng cho sự lâu đời của Tà Sa.
Người quản lý việc vận hành của cặp nhà máy thủy điện Tà Sa, Nà Ngàn trong 20 năm - anh Nông Ngọc Châu chia sẻ về lịch sử hình thành nhà máy. Theo những tài liệu anh tiếp cận được vào khoảng những năm 1930, khi thực dân Pháp vơ vét tài nguyên trên đất nước ta, họ đã cho xây dựng nhiều các nhà máy, công xưởng trong số này có cặp thuỷ điện Tà Sa, Nà Ngàn. Mục đích chính của người Pháp là tạo ra điện phục vụ việc sơ chế quặng thô khai thác từ mỏ thiếc Tĩnh Túc cách nhà máy chừng 30 km.
Khi người Pháp rút quân khỏi Việt Nam, nhà máy đã bị tàn phá nặng nề. Đến năm 1956, Liên Xô đã giúp chúng ta xây dựng lại nhà máy và khôi phục lại các tua bin phát điện.
Năm 1979, chiến tranh biên giới nổ ra khiến Tà Sa - Nà Ngàn một lần nữa lại hoang tàn đổ nát bởi bom đạn quân xâm lược.
Cặp nhà máy thủy điện Tà Sa - Nà Ngàn là một công trình hiếm hoi còn nguyên vẹn sau 2 cuộc chiến tranh.
Vẫn bền bỉ sản xuất điện năng
Trải qua 2 cuộc chiến tranh khốc liệt nhưng đến nay, 2 nhà máy này vẫn hoạt động ngày đêm để tạo ra điện thắp sáng, sản lượng điện bình quân hàng tháng xấp xỉ 200.000kWh, chủ yếu phục vụ sản xuất công nghiệp.
Thâm niên hơn 30 năm công tác tại thủy điện Nà Ngàn, anh Hoàng Văn Thọ chia sẻ thêm: "Thời chúng tôi về công tác, đường đi còn chưa có, việc đi lại giữa 2 nhà máy, anh em toàn phải men theo máng nước (kênh dẫn nước về bể trên cao rồi chảy thẳng xuống giúp tuabin hoạt động). Vất vả là thế nhưng làm lâu dài, anh em đều thấy quen, thấy vui với công việc mình làm. Cả 2 nhà máy có 15 công nhân, chia đều 3 ca trực ngày đêm, tuabin ở Tà Sa, Nà Ngàn còn quay thì chúng tôi vẫn còn làm" - người công nhân phấn khởi kể.
Quá trình hình thành và phát triển ngành Điện lực Việt đến này đã gần 100 năm. Đi lên từ khó khăn nên những thành tựu hiện có rất đáng tự hào. Với cặp thuỷ điện Tà Sa, Nà Ngàn, dù quy mô lẫn sản lượng điện không lớn nhưng nhà máy mang giá trị lịch sử lớn lao mà chúng ta cần tôn trọng và bảo vệ.
Hoàng Giang
- ▪Chiêm ngưỡng lăng mộ cổ 'tiêu tốn' 3.000 lượng vàng, rộng 1.000m2 chứa cả 'Thiên đường - Địa ngục' của đại gia miền Tây
- ▪Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi ở An Giang
- ▪Chiêm ngưỡng chuyến tàu du lịch Hà Nội – Đà Nẵng sang, xịn như khách sạn 5 sao
- ▪Chiêm ngưỡng khách sạn hình đoàn tàu siêu tốc “chạy xuyên núi' duy nhất Việt Nam, sát sườn cầu kính đi bộ dài nhất thế giới
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.