Hà Nội đề ra các phương án để xử lý các điểm úng ngập trước mùa mưa bão
(CL&CS) - Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa mưa năm nay đang đến gần với nhiều diễn biến phức tạp. Hà Nội có khả năng xảy ra các trận mưa lớn trên diện rộng gây ngập úng nhiều điểm, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Hiện các đơn vị chức năng của Thành phố đã xây dựng kế hoạch, phương án để xử lý các điểm úng ngập trước mùa mưa bão.
Theo thống kê của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, năm 2022, dự báo Hà Nội còn 11 điểm trọng yếu về ngập úng. Trong đó, lưu vực sông Tô Lịch có 8 điểm gồm: Phố Nguyễn Khuyến, phố Hoa Bằng, ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, ngã năm Đường Thành – Bát Đàn (quận Hoàn Kiếm), phố Cao Bá Quát (đoạn qua Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội, quận Ba Đình), phố Thụy Khuê (dốc La Pho, quận Tây Hồ), phố Minh Khai (đoạn chân cầu Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng), phố Nguyễn Chính, quận Hoàng Mai.
Lưu vực sông Nhuệ có 1 điểm là khu vực Đại lộ Thăng Long; Khu vực sông Cầu Bây quận Long Biên có 2 điểm gồm: Phố Ngọc Lâm ; Đường Hoàng Như Tiếp.
Mới đây, cơn mưa to kéo dài khoảng 1 giờ sáng ngày 16/4 và 2h sáng ngày 1/5 đã khiến nhiều khu vực tại TP.Hà Nội rơi vào tình trạng ngập úng, điển hình như: Phố Nguyễn Khuyến; phố Minh Khai (đoạn chân cầu Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng). Ngoài ra, cường độ mưa lớn tập trung tại khu vực phía Đông Thành phố nên xuất hiện tình trạng úng ngập cục bộ tại các điểm: Vũ Xuân Thiều, hầm chui xe lửa Thiên Đức, Ngô Xuân Quảng , Hà Huy Tập với mức độ ngập từ 0,15 - 0,25m.
Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, ngoài việc hạ tầng yếu kém, một trong những nguyên nhân chính khiến công tác thoát nước gặp nhiều khó khăn đó là tiến độ xây dựng của các dự án phát triển hạ tầng, trong đó có cả các dự án nâng cao năng lực của hệ thống thoát nước. Dẫn chứng về vấn đề này, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết, tại khu vực phố Thụy Khuê (đoạn dốc La Pho, quận Tây Hồ) - nơi việc tiêu thoát nước phụ thuộc chính vào hệ thống mương Thụy Khuê. Tuy nhiên, đến thời điểm này, dự án cải tạo mương Thụy Khuê vẫn đang trong quá trình triển khai xây dựng, giải phóng mặt bằng nên việc tiêu thoát nước gặp rất nhiều khó khăn.
Cùng với đó, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cũng đã kiến nghị Sở Xây dựng chỉ đạo các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành 5 công trình sửa chữa, cải tạo thoát nước gồm: Công trình thoát nước khu vực gầm cầu Vĩnh Tuy; Cải tạo thoát nước phố Khương Hạ (đoạn từ ngã ba Khương Hạ đến sông Tô Lịch); Cải tạo hệ thống thoát nước đường Nguyễn Trãi; Cải tạo hệ thống thoát nước phố Triều Khúc ; Cải tạo ô số 4 bãi C Yên Sở mở rộng… để đưa vào phục vụ thoát nước mùa mưa 2022.
Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, hiện nay, trên nhiều tuyến phố tại Hà Nội có hiện tượng nhiều hộ kinh doanh mặt phố xây bục bệ, cầu dẫn, thường xuyên dùng tấm bạt, bìa carton và các vật dụng khác để che đậy lên ga ghi thu thoát nước… khiến nước mưa không kịp tiêu thoát khi trời mưa, gây ra ngập úng. Do đó, để phục vụ công tác thoát nước mùa mưa năm 2022, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã chỉ đạo các xí nghiệp, phối hợp với chính quyền sở tại tổ chức ra quân thu dọn tấm chắn, vật cản, phá dỡ bục bệ gây cản trở dòng chảy trên ga thu, ghi thu bằng xe cơ giới.
Cũng theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, năm 2022, đơn vị sẽ nghiên cứu, hợp tác, ứng dụng các công nghệ tiên tiến mới trong xử lý ô nhiễm môi trường nước, xử lý bùn thải; từng bước xã hội hóa, kêu gọi nhà đầu tư, người dân tham gia vào công tác xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố, xây dựng và lắp đặt trạm xử lý nước thải tập trung tại bệnh viện và khu đô thị, thiết bị tách dầu mỡ tại nhà hàng, thiết bị tách mỡ tại hộ gia đình.
Ngoài ra, Công ty tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp “Trung tâm giám sát hệ thống thoát nước”, triển khai số hóa mạng lưới thoát nước trên hệ thống; thực hiện nghiêm túc phương án ứng trực, giải quyết úng ngập đã được phê duyệt và công tác trực đường dây nóng.
Thanh Mai
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43
(CL&CS) - Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 330/KH-UBND ngày 18/11/2024 về việc thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2025.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á - Âu
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:54
(CL&CS) - Dự kiến, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu. Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam mở tuyến liên vận quốc tế để khai thác hiệu quả tuyến này.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: 'Chúng ta cần chủ động nắm bắt công nghệ, tự mình làm chủ dự án'
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 15:01
(CL&CS) - Thảo luận tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sáng 13/11, giáo sư Hoàng Văn Cường (nguyên Hiệu phó Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng thành công xây dựng đường dây 500kV mạch ba cho thấy để triển khai nhanh, hiệu quả bắt buộc phải làm chủ công nghệ.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.