Thứ sáu, 27/10/2023, 19:46 PM

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao

(CL&CS) - Số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy sau khi Ấn Độ ban hành hàng loạt lệnh hạn chế xuất khẩu gạo, giá hàng hóa này của Việt Nam và Thái Lan có đợt tăng mạnh từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9.

Ngày 10/8, giá gạo tấm 5% của Thái Lan lập đỉnh 651 USD/tấn, còn hàng Việt Nam ở mức 638 USD/tấn. Ngay sau đó, giá gạo của hai nhà sản xuất biến động trái chiều và hiện đã tạo ra khoảng cách lớn.

SAE

Cập nhật đến ngày 24/10, giá gạo 5% của Thái Lan đạt 569 USD/tấn, giảm 12,5% so với mức đỉnh, trong khi gạo Việt vẫn tiếp đà tăng 8% lên 643 USD/tấn. Hàng Việt Nam đã duy trì ở mặt bằng trên 600 USD/tấn từ đầu tháng 8 đến nay.

Chia sẻ với tờ Finacial Express, một quan chức cấp cao của Bộ Nông nghiệp Ấn Độ cho biết Chính phủ nước này đang theo dõi vụ thu hoạch lúa hiện tại, quyết định nới lỏng xuất khẩu các loại gạo có thể được xem xét vào năm 2024.

Ông Nguyễn Văn Đôn - Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng ở Tiền Giang - cho rằng, giá gạo xuất khẩu Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao vì doanh nghiệp không còn nhiều hàng trong kho để xuất và nhu cầu trong những tháng cuối năm vẫn ở mức cao.

Ông Đôn dự báo, kể cả vào vụ thu hoạch Đông Xuân (tức đầu năm 2024), nguồn cung gạo từ Việt Nam và Thái Lan tăng lên, giá sẽ hạ nhiệt, song khó giảm xuống dưới ngưỡng 600 USD/tấn. Điều này giúp giá gạo nội địa sẽ tiếp tục ở mức cao vì nông dân không hạ giá bán.

Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/10, Việt Nam xuất khẩu gần 6,73 triệu tấn, thu về trên 3,73 tỷ USD, tăng 17% về lượng và tăng mạnh 34,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Với con số trên, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vượt qua mốc 3,65 tỷ USD (năm 2011), chính thức thiết lập kỷ lục lịch sử mới sau 34 năm tham gia thị trường thế giới.

Các nhà nhập khẩu  lớn như Philippines, Indonesia vẫn có nhu cầu gom thêm lương thực, do vậy, cơ hội bán hàng của các doanh nghiệp có thể được “gối đầu” sang năm sau nhờ đặc thù sản xuất ba vụ lúa/năm, tháng 1/2024 đã có lúa Đông Xuân.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… nên những giải pháp về truy xuất nguồn gốc được khuyến nghị thực hiện nhằm bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 15:09

(CL&CS) - “Một bước trước- một bước sau” là nguyên tắc truy xuất nguồn gốc mà tổ chức, cá nhân phải lưu giữ thông tin để bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm được truy xuất nguồn gốc...

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa phải đủ 10 thông tin cơ bản

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa phải đủ 10 thông tin cơ bản

sự kiện🞄Thứ hai, 15/04/2024, 17:01

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quy định dữ liệu truy xuất sản phẩm, hàng hóa phải tối thiểu 10 thông tin cơ bản giúp người tiêu dùng biết rõ nguồn gốc hàng hóa.