Thứ năm, 30/09/2021, 08:29 AM

Đồng Tháp với chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030

(CL&CS) - Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp mới được UBND tỉnh ban hành ngày 29/9.

Đồng Tháp cũng đang hướng đến định danh nhiều thương hiệu là đặc sản của địa phương. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Đồng Tháp cũng đang hướng đến định danh nhiều thương hiệu là đặc sản của địa phương. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Mục tiêu đến năm 2025 có 100% các trường đại học, cao đẳng được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Tối thiểu 30% sản phẩm được công nhận là sản phẩm chủ lực, đặc thù cấp tỉnh và sản phẩm gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý, phát triển tài sản trí tuệ; kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc.

Đến năm 2025, tỉnh phấn đấu có ít nhất 05 nhãn hiệu chứng nhận, 05 bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích, 25 kiểu dáng công nghiệp; 02 giống cây trồng; 10 quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả được cấp văn bằng bảo hộ...

Đến năm 2030, tối thiểu 50% sản phẩm được công nhận là sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý, phát triển tài sản trí tuệ và kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc; có ít nhất 02 chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu (mang địa danh) được bảo hộ ra nước ngoài (EU, Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc)...

Theo kế hoạch, Sở Khoa học và Công nghệ là đầu mối theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện; định kỳ ngày 15/12 hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh; tổ chức sơ kết việc thực hiện Kế hoạch vào năm 2025; xác định nhiệm vụ trọng tâm và định hướng cho giai đoạn tiếp theo (2026 - 2030).

Nguyễn Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Doanh nghiệp tăng năng suất lao động, nâng cao sức canh tranh trên thị trường nhờ công cụ 5S

Doanh nghiệp tăng năng suất lao động, nâng cao sức canh tranh trên thị trường nhờ công cụ 5S

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56

(CL&CS) - Các chuyên gia năng suất, chất lượng đánh giá, việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ chính là việc đưa các ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp loại bỏ các lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất, hướng mọi hoạt động theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đặc biệt nhờ vào công cụ 5S.

Tối ưu hóa quy trình sản xuất nhờ áp dụng ISO 3834

Tối ưu hóa quy trình sản xuất nhờ áp dụng ISO 3834

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56

(CL&CS) - ISO 3834 không phải là một tiêu chuẩn sản phẩm nhưng nó thường được sử dụng như những yêu cầu của sản phẩm, được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp hàn, nhằm để kiểm soát chất lượng và phòng ngừa sai hỏng. Những doanh nghiệp được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 3834 sẽ có nhiều lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường.

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 15:01

(CL&CS)- Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 trong xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm một cách chính xác và tin cậy, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.