Thứ bảy, 31/07/2021, 15:32 PM

Thương mại điện tử cho sản phẩm nông sản và các sản phẩm OCOP tại Đồng Tháp, Sóc Trăng

(CL&CS) - Trung tâm Xúc tiến Nông nghiệp Hà Nội, Hội nghị kết nối tiêu thụ nhãn và sản phẩm OCOP của tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng tại Hà Nội do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) chủ trì, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức Hội nghị trực tuyến Kết nối tiêu thụ và sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng tại Hà Nội 2021 diễn ra theo hình thức trực tuyến hơn 160 điểm cầu khác trên cả nước trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khó lường, các Bộ ban ngành từ trung ương đến địa phương đã có những phương án đồng hành, hỗ trợ cụ thể tiêu thụ sản phẩm nông sản khu vực phía Nam nói chung, sản phẩm nông sản của Đồng Tháp, Sóc Trăng nói riêng nhằm giúp cho bà con nông dân ổn định đầu ra, đưa sản phẩm nông sản chất lượng tốt đến tay người tiêu dùng theo đúng tiêu chuẩn phòng dịch, hướng đến phát triển mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, giữ an toàn sức khỏe toàn dân vừa phục hồi và duy trì phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn chống dịch khó khăn.

Sóc Trăng là một trong những địa phương nổi tiếng với đặc sản nhãn xuồng - Ảnh minh họa

Sóc Trăng là một trong những địa phương nổi tiếng với đặc sản nhãn xuồng - Ảnh minh họa

Đa phần các sản phẩm nông sản có tính chất mùa vụ, gặp phải áp lực tiêu thụ khi vào mùa thu hoạch. Do vậy khi đối mặt trước mùa dịch, mặt hàng không có thương lái đến thu mua vì bị cô lập chống dịch, người tiêu dùng giảm lượng mua do kinh tế khó khăn. Là địa phương nông nghiệp trọng điểm, sở hữu lượng nông sản dồi dào, tỉnh Đồng Tháp và Sóc Trăng luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ những loại nông sản chất lượng an toàn trong mọi thời điểm cho thị trường.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, tính đến nay toàn tỉnh có hơn 5.340 ha trồng nhãn, sản lượng mỗi năm ước tính hơn 53.000 tấn. Quả Nhãn tại huyện Châu Thành đã xuất khẩu ra nước ngoài, áp dụng các tiêu chuẩn Gap, VietGap, Khoai lang có 1.400 ha, sản lượng ước đạt hơn 35.000 tấn; Cá tra với diện tích 2.000 ha mặt nước với sản lượng lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long 553.000 tấn; các nông sản khác : Lúa 550.000 tấn, Xoài 30.600 tấn, Chanh 21.500 tấn, Ổi 13.780 tấn, Cam 6.400 tấn, Quýt 5.100 tấn, Mít 3.780 tấn, Thanh Long 2.000 tấn, Mận 1.900 tấn, Ớt 1.700 tấn.

Tại Hội nghị, Ông Bùi Huy Hoàng, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) chia sẻ “Hiện Cục đã có các chương trình hợp tác với Bộ NN-PTNT để giới thiệu các sản phẩm OCOP tiêu biểu trên các sàn thương mại điện tử. Chương trình Gian hàng Việt trực tuyến Quốc gia do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số xây dựng với mô hình phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng, như một “Siêu thị hàng Việt uy tín” trên các Sàn thương mại điện tử như Sen Đỏ, Vỏ Sò (Viettel Post), Tiki, Shopee, Postmart, Lazada theo các hình thức khác nhau nhằm hỗ trợ tiêu thụ các nông sản, hàng Việt đến tay người tiêu dùng trên cả nước.

“Với hình thức trên, chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến Quốc gia" đang hỗ trợ tiêu thụ trên các Sàn thương mại điện tử đồng thời truyền thông quảng bá sản phẩm địa phương khắp các vùng miền, từ đó có thể tiếp cận lượng khách hàng rộng khắp trên cả nước được cho là lợi thế của hình thức phân phối qua thương mại điện tử. Thông tin liên quan đến chương trình như các hoạt động, tài liệu, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình, chúng tôi đều đăng tải trên Cổng thông tin Tự hào Việt (tuhaoviet.vn) là cổng thông tin chính thức hưởng ứng “Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) trực tiếp quản lý vận hành” - Ông Hoàng nhấn mạnh.

Với vai trò đầu mối của Bộ Công Thương về quản lý và phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ kết nối và tổ chức cùng với các Sàn thương mại điện tử hợp tác với Cục để hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ phân phối sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm địa phương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chất lượng tốt ở các tỉnh, thành phố. Đặc biệt, khi tham gia vào “Gian hàng Việt trực tuyến" Doanh nghiệp sẽ được các chuyên gia thương mại điện tử “cầm tay chỉ việc", tư vấn hoàn toàn miễn phí từng bước từ khâu đăng ký gian hàng, xử lý hình ảnh, đăng bán, đóng gói, giao hàng, các kĩ thuật hỗ trợ bán hàng hiện đại… Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt, thương hiệu Việt tham gia phân phối trên “Gian hàng Việt trực tuyến” còn được hỗ trợ truyền thông quảng bá sản phẩm, được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt từ các sàn thương mại điện tử, được hỗ trợ chi phí chuyển phát, và hỗ trợ các giải pháp tài chính từ các đối tác của chương trình.

"Trong bối cảnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, chúng ta sẽ chủ động kết nối sản xuất cung cầu để hoàn thành mục tiêu kép Chính phủ đề ra", ông Đào Văn Hồ khẳng định.

Phát biểu quan điểm ủng hộ thương mại điện tử, bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ cho biết: "Hướng đi của các doanh nghiệp lên sàn thương mại điện tử là rất đúng. Nhờ đó có thể đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, không chỉ trong nước mà còn vươn tầm ra quốc tế. Hy vọng các sàn thương mại điện tử sẽ hỗ trợ cho các nhà sản xuất, không chỉ trong dịch mà còn sau này nữa", Cũng theo bà Hậu nhận định “Ở góc độ bán lẻ hàng hoá, các doanh nghiệp, hợp tác xã chúng ta đang sản xuất tốt nhưng vẫn còn yếu trong khâu kinh doanh, đặc biệt trên môi trường thương mại điện tử. Bà Hậu gợi ý các nhà sản xuất cần xây dựng thêm phòng chuyên môn, vừa quảng bá hàng, vừa bán hàng trực tuyến để có thể hỗ trợ tiêu thụ và quảng bá sản phẩm tốt hơn nữa”

Kết luận hội nghị, ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm xúc tiến Thương mại Nông nghiệp cho biết: Hội nghị sáng 29/7 quy tụ 163 điểm cầu tại nhiều nơi, nhiều, các đại biểu đã được cấp nhiều thông tin về thị trường nông sản cũng như cung - cầu thị trường, thông tin sản phẩm đặc sản của Đồng Tháp, Sóc Trăng. Hội nghị là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã, bà con nông dân tiếp cận với nhiều thông tin mới, nhất là về các kênh phân phối bán lẻ cũng như trên sàn

Thanh Tùng

Bình luận

Nổi bật

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Chìa khóa 'bứt phá' năng suất, chất lượng

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Chìa khóa 'bứt phá' năng suất, chất lượng

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 12:43

(CL&CS) - Với mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, yếu tố tiên quyết là duy trì và tăng trưởng về năng suất dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Sóc Trăng: Đẩy mạnh quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp

Sóc Trăng: Đẩy mạnh quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS)- Ngành Nông nghiệp và lực lượng quản lý thị trường tỉnh quyết tâm “kiểm soát” bằng nhiều giải pháp để đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp khi cung cấp ra thị trường.

Nâng cao công tác đảm bảo đo lường trong lĩnh vực y tế năm 2024

Nâng cao công tác đảm bảo đo lường trong lĩnh vực y tế năm 2024

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 17:52

(CL&CS) - Vừa qua, sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác đảm bảo đo lường trong lĩnh vực y tế cho gần 100 cán bộ, nhân viên ngành y tế, các huyện/thành phố, các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám, cơ sở dịch vụ kính thuốc…