Thứ ba, 31/08/2021, 00:09 AM

Đồng Tháp đặt mục tiêu đưa Cao Lãnh và Sa Đéc lên đô thị loại 1 vào năm 2030

(CL&CS) - Đồng Tháp đang đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ đưa 2 trong 3 thành phố của tỉnh này hiện nay là thành phố Cao Lãnh và Sa Đéc sẽ lên đô thị loại 1.

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng góp ý dự thảo điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị tỉnh này đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Dự kiến, Đồng Tháp sẽ dùng khoảng 74.719 tỷ đồng để đầu tư phát triển đô thị toàn tỉnh. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 cần 38.077 tỷ đồng và giai đoạn từ 2026 - 2030 là 36.642 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được huy động từ nhiều nguồn, trong đó vốn ngân sách trung ương khoảng 1.650 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh 8.437 tỷ đồng.

Dự kiến năm 2030, TP Cao Lãnh sẽ đạt tiêu chí đô thị loại I

Dự kiến năm 2030, TP Cao Lãnh sẽ đạt tiêu chí đô thị loại I

Từ đây đến năm 2025, Đồng Tháp cũng đặt mục tiêu đô thị hóa 42% (33 đô thị) với diện tích đất xây dựng khoảng 12.100 ha quy mô dân số đô thị khoảng 820.000 người. TP Sa Đéc và TP Cao Lãnh vẫn là đô thị loại 2; TP Hồng Ngự và thị trấn Lấp Vò là đô thị loại 3...

Đến năm 2030, Đồng Tháp phấn đấu toàn tỉnh có 48 đô thị, quy mô diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 14.800 ha, dân số toàn đô thị khoảng 1,5 triệu người. Cao Lãnh và Sa Đéc sẽ lên đô thị loại 1 trong khoảng thời gian này và TP Hồng Ngự trở thành đô thị loại 2....

Về chất lượng đô thị, đến năm 2025, tỉnh này đặt mục tiêu diện tích sàn nhà ở đô thị bình quân của tỉnh đạt 27,5 m2/người; tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên có toàn tỉnh đạt khoảng 90%. Đến năm 2030, diện tích sàn nhà ở đô thị bình quân đạt 28 m2/người; tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên có toàn tỉnh đạt khoảng 95%.

Trước đó, UBND tỉnh này đã làm việc với Ban Thường vụ Thành uỷ Cao Lãnh về phát triển kinh tế - xã hội TP Cao Lãnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu đến năm 2025, TP Cao Lãnh sẽ hoàn thành quy hoạch các phân khu chức năng theo Đồ án quy oạch chung đến năm 2030; hoàn thiện tiêu chuẩn đô thị loại II và hoàn thành 2/5 tiêu chí đô thị loại I.

Dự kiến năm 2030, TP Cao Lãnh sẽ đạt tiêu chí đô thị loại I, là trung tâm thương mại - dịch vụ của tỉnh và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

TP Cao Lãnh có diện tích tự nhiên hơn 10.726 ha. Ngày 22/1/2020, thành phố này chính thức được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Đồng Tháp.

Đồng Tháp hiện là tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long với 3 thành phố, trong đó TP Sa Đéc và Cao Lãnh là đô thị loại 2, TP Hồng Ngự đô thị loại 3. Tỉnh này có quy mô dân số đô thị khoảng 600.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 38%, quy mô diện tích đất xây dựng đô thị đạt 8.418,6 ha.

Khánh Chi

Bình luận

Nổi bật

Dồn lực thi công, hoàn thành 4 dự án quan trọng thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông

Dồn lực thi công, hoàn thành 4 dự án quan trọng thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông

sự kiện🞄Thứ bảy, 07/06/2025, 20:11

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc còn tồn tại, dồn lực thi công, hoàn thành 4 dự án quan trọng thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra. Đẩy nhanh tiến độ nhưng vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn để bảo đảm chất lượng công trình, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng vì tiến độ mà bỏ qua yêu cầu về chất lượng.

Thủ tướng chủ trì cuộc họp rà soát các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc

Thủ tướng chủ trì cuộc họp rà soát các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc

sự kiện🞄Thứ tư, 21/05/2025, 16:02

(CL&CS) - Chiều tối ngày 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, đơn vị liên quan để rà soát việc triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Hướng tới hệ thống vé liên thông toàn quốc: Đột phá trong giao thông công cộng

Hướng tới hệ thống vé liên thông toàn quốc: Đột phá trong giao thông công cộng

sự kiện🞄Thứ tư, 21/05/2025, 08:07

(CL&CS) - Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, việc triển khai thẻ vé thông minh không chỉ là câu chuyện kỹ thuật, mà còn là chiến lược quốc gia. Việc tích hợp trong thanh toán vé giúp giảm thiểu thủ tục, đồng thời nâng cao tính an toàn và tiện lợi, liên thông, hướng tới một hệ thống giao thông công cộng văn minh, hiện đại và kết nối toàn quốc.