Doanh nghiệp tôm nên chú trọng sản xuất an toàn

(CL&CS)- Theo bà Lê Hằng - Phó Giám đốc trung tâm VASEP thì các doanh nghiệp ngành tôm nên chú trọng sản xuất an toàn và tận dụng tốt cơ hội từ thị trường xuất khẩu để duy trì mức tăng trưởng cho ngành tôm trong năm 2022.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm tôm thì năng suất và chất lượng là hai yếu tố then chốt.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm tôm thì năng suất và chất lượng là hai yếu tố then chốt.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm năm nay sẽ cán đích ở mức gần 3,9 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2020 và dự báo năm 2022 sẽ tăng khoảng 10%, đạt kim ngạch xuất khẩu 4,3 tỷ USD.

Tại hội nghị trực tuyến mới đây, bà Lê Hằng cho biết: “Tôm Việt Nam có thế mạnh về thị phần và lợi thế về chất lượng so với các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, tại những thị trường lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh và Australia, dù có nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng tôm chân trắng và tôm sú xuất khẩu của Việt Nam luôn có vị trí số 1 nhờ chất lượng ổn định, từ tôm nguyên liệu đông lạnh đến các sản phẩm chế biến đa dạng, phù hợp với mọi phân khúc thị trường”.

Để tận dụng được lợi thế, bà Hằng cho rằng, các doanh nghiệp thủy sản nói chung, ngành hàng tôm nói riêng cần chú trọng đảm bảo an toàn cho sản xuất, việc này tốn nhiều công sức và chi phí nhưng rất cần thiết. Bên cạnh đó, phải theo dõi diễn biến tình hình thị trường, nhu cầu cũng như năng lực các quốc gia là đối thủ cạnh tranh để chủ động tìm bước đi phù hợp với hoàn cảnh, thúc đẩy nhanh nhất việc phục hồi sản xuất an toàn, tiến tới ổn định, phát triển  bền vững.

Về phía cơ quan quản lý,  bà Hằng cũng kiến nghị: "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản đầu tư mới, nâng cấp các cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống, vùng nuôi tập trung, đẩy mạnh việc cấp mã số vùng nuôi để truy xuất nguồn gốc. Có chính sách đầu tư, khích lệ sản xuất những loài có thế mạnh và nổi trội của Việt Nam".

Về phía doanh nghiệp, ông Võ Quang Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An đề xuất Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn: “Các thị trường kiểm soát rất chặt chẽ đối với tôm Việt Nam, vì vậy cần thường xuyên cập nhật các yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Bên cạnh đó, kiểm soát vật tư và nguyên liệu đầu vào cho chế biến xuất khẩu để phòng tránh dịch bệnh lây lan đối với tôm nuôi trong nước”.

Ông Huy cũng cho rằng, phải tích cực đưa ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển các ứng dụng để nông dân cũng như doanh nghiệp có thể nắm rõ yêu cầu của các thị trường và đề xuất những khó khăn trong quá trình nuôi, qua đó các đơn vị chuyên ngành, nhà khoa học kịp thời thông tin hỗ trợ để tháo gỡ những vướng mắc về giải pháp kỹ thuật.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, để  nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm tôm thì năng suất và chất lượng là hai yếu tố then chốt. Vì vậy, các đơn vị, địa phương phải chú trọng các yếu tố nguyên liệu đầu vào đặc biệt là con giống, hạ tầng trong chuỗi sản xuất tôm.

Bên cạnh đó, thị trường thuận lợi, giá tôm có xu hướng tăng cao là yếu tố quan trọng để ngành tôm Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm tận dụng tốt cơ hội để nhanh chóng phục hồi sau đợt giãn cách xã hội kéo dài.

Cùng với đó, Việt Nam đang tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thị trường đều có yêu cầu tiêu chuẩn, quy chuẩn. Trên cơ sở đánh giá chung về thị trường, các nhà sản xuất, doanh nghiệp chế biến chuẩn bị những giải pháp kỹ thuật và xúc tiến thương mại và tiếp cận thị trường một cách chủ động hơn.

Ông Tiến cũng cho rằng, chắc chắn rằng trong những khó khăn do biến đổi khí hậu, dịch COVID- 19, nông sản Việt Nam nói chung và ngành tôm nói riêng sẽ vượt qua thách thức đạt sản lượng 980.000 tấn và xuất khẩu với 3,9 - 4,1 tỷ USD trong năm 2022.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:29

(CL&CS) - Công ty Cổ phần Giải pháp Năng lượng xanh VinEG (“VinFast Energy”), Công ty TNHH Schneider Electric Việt Nam (“Schneider Electric”) và Công ty TNHH Năng lượng Môi trường Biển Đông (“ESEC”) đã ký kết thoả thuận hợp tác phát triển giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến, qua đó thúc đẩy lĩnh vực quản lý năng lượng tại Việt Nam.

FrieslandCampina: Hành trình đến top đầu về sáng kiến tiếp cận dinh dưỡng toàn cầu

FrieslandCampina: Hành trình đến top đầu về sáng kiến tiếp cận dinh dưỡng toàn cầu

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 18:09

(CL&CS)- Hơn 150 năm hình thành và phát triển, FrieslandCampina luôn nỗ lực hoàn thành sứ mệnh cung cấp các sản phẩm sữa dinh dưỡng với giá cả phải chăng nhất cho người dân toàn cầu, từ trẻ em đến người lớn tuổi.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 18:08

(CL&CS) - Quy Nhơn, ngày 15/11/2024 - Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh, với trọng tâm là phát triển hệ sinh thái giao thông xanh bằng xe điện. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ nghiên cứu để đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như thương mại dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin...