Thứ ba, 23/11/2021, 16:37 PM

Xuất khẩu tôm cả năm 2021 có thể đạt hơn 3,8 tỷ USD

(CL&CS) - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo, xuất khẩu tôm Việt Nam cả năm 2021 đạt hơn 3,8 tỷ USD, tăng 2,7% so với năm 2020.

Kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam tháng 10/2021 đã đạt gần tương đương so với cùng kỳ năm ngoái, với kim ngạch 425,3 triệu USD (giảm 1,5%).

Kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam tháng 10/2021 đã đạt gần tương đương so với cùng kỳ năm ngoái, với kim ngạch 425,3 triệu USD (giảm 1,5%).

Theo VASEP, sau khi sụt giảm mạnh trong tháng 8 và tháng 9, kim ngạch xuất khẩu (XK) tôm của Việt Nam trong tháng 10/2021 đã đạt gần tương đương so với cùng kỳ năm ngoái, với kim ngạch 425,3 triệu USD (giảm 1,5%). Dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam cả năm 2021 đạt hơn 3,8 tỷ USD, tăng 2,7% so với năm 2020.

Trong đó, thị trường Mỹ đạt 117,7 triệu USD, tăng 19% so với tháng 10/2020. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 892,7 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ nay đến cuối năm, XK tôm Việt Nam sang Mỹ sẽ tiếp tục tăng và duy trì đà tăng trưởng đến quý 1/2022.

Từ đầu năm đến nay, XK tôm Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng khá tốt, tháng 10/2021 đạt gần 74 triệu USD, tăng 13% so với tháng 10/2020. Tổng 10 tháng đầu năm 2021, XK tôm Việt Nam sang EU đạt gần 482 triệu USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2020.

VASEP cũng cho rằng, những tháng cuối năm nay, EU rất khan hiếm hàng hóa bởi nhiều đối tác đang phải chống chọi với dịch Covid-19, cộng với áp lực về giá cước vận tải biển tăng cao trong khi nhu cầu tiêu dùng những tháng cuối năm của người dân EU tăng. Đây là lợi thế cho các nhà cung cấp của Việt Nam.

Tháng 10 năm nay, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt 43,5 triệu USD, giảm 36,5% so với cùng kỳ năm ngoái. 10 tháng đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang thị trường này đạt 341,5 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc giảm liên tục từ đầu năm tới nay. Nguyên nhân là do chính sách kiểm soát quá chặt chẽ virus corona khiến thông quan tại các cảng ở Trung Quốc bị ách tắc.

Ngoài ra, ngành sản xuất và XK thủy sản Trung Quốc bị ảnh hưởng giảm bởi dịch Covid-19 nên dường như nước này cũng muốn bảo hộ cho các sản phẩm thủy sản nội địa, nên tìm cách hạn chế nhập khẩu. Trung Quốc cũng đã và đang tăng cường truyền thông mạnh người dân sử dụng sản phẩm nội địa.

Sau khi nới lỏng giãn cách để phòng dịch từ giữa tháng 9, doanh nghiệp đang từng bước phục hồi sản xuất, tuy vậy còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Cần thiết nhất lúc này là người lao động được tiêm đầy đủ vaccine, cùng với các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước để doanh nghiệp có thể khôi phục tối đa công suất hoạt động, tận dụng cơ hội từ phía các thị trường nhập khẩu. 

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Doanh nghiệp may mặc muốn phát triển bền vững, hãy bắt đầu từ KPI đúng cách để tăng năng suất

Doanh nghiệp may mặc muốn phát triển bền vững, hãy bắt đầu từ KPI đúng cách để tăng năng suất

sự kiện🞄Thứ tư, 04/06/2025, 15:17

(CL&CS) - Hiện nay, việc ứng dụng KPI - chỉ số hiệu suất cốt lõi - trở thành giải pháp không thể thiếu để doanh nghiệp phát triển bền vững, tối ưu năng suất và nâng cao năng lực quản trị.

ISO 9001 giúp nâng cao năng suất trong ngành bao bì

ISO 9001 giúp nâng cao năng suất trong ngành bao bì

sự kiện🞄Thứ tư, 04/06/2025, 15:17

(CL&CS) - Một trong những công cụ được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả rõ rệt hiện nay là hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Không chỉ đơn thuần là một bộ tiêu chuẩn quốc tế, ISO 9001 còn là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, tối ưu hóa quy trình và từng bước nâng cao năng suất lao động.

Công cụ TPM - Chìa khóa nâng cao năng suất và chất lượng trong ngành sản xuất đồ dùng học tập

Công cụ TPM - Chìa khóa nâng cao năng suất và chất lượng trong ngành sản xuất đồ dùng học tập

sự kiện🞄Thứ tư, 04/06/2025, 12:15

(CL&CS) - Trong hành trình tìm kiếm giải pháp tối ưu hóa năng suất và giảm thiểu lãng phí, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn áp dụng công cụ TPM - Total Productive Maintenance (Bảo trì năng suất toàn diện). Đây được xem là một trong những phương pháp quản lý hiện đại giúp nâng cao hiệu suất thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo trì và phát huy tối đa năng lực nhân sự trong quá trình sản xuất.