Doanh nghiêp mong được tiếp cận vốn nhanh hơn

(CL&CS) - Ông Trương Tiến Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực FFA rất mong NHNN và các ngân hàng thương mại nhanh hơn, chia sẻ nhiều hơn cho doanh nghiệp, có những chính sách, chỉ đạo như giai đoạn vừa hết dịch giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn tốt hơn để đi qua khó khăn.

Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là khả năng tiếp cận vốn rất hạn hẹp

Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là khả năng tiếp cận vốn rất hạn hẹp

Doanh nghiệp khát vốn

Chia sẻ tại tọa đàm “Tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp”, TS. Trần Du Lịch - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia nhấn mạnh vốn là "mạch máu" của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp hồi phục và phát triển sau khi đại dịch COVID- 19 được kiểm soát.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là khả năng tiếp cận vốn rất hạn hẹp. Điều này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, làm chậm tiến trình hồi phục, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.

TS. Trần Du Lịch nói, chúng ta không thiếu vốn mà vấn đề là ắch tắc nguồn vốn. Làm sao dẫn được nước từ hồ nước tới các đám ruộng đang khô là khúc mắc lớn nhất và qua trao đổi của các chuyên gia, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và ngân hàng thương mại và lãnh đạo doanh nghiệp cho thấy có sự khác biệt.

“Và qua trao đổi, chúng ta thấy các khác biệt giảm dần, không có "cuộc hôn nhân nào là dễ dàng" mà cần sự trao đổi để hiểu nhau. Chúng ta thấy khó khăn là những việc cần phải giải quyết như ngân hàng phải an toàn, như ngân hàng nói an toàn là sống còn; còn doanh nghiệp nói cần phải tháo gỡ, mở rộng hơn nếu không doanh nghiệp sẽ chết, mà doanh nghiệp chết thì lấy ai cho vay? Ai cũng có lý nên rất cần kênh kết nối”, TS Trần Du Lịch nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vietravel, doanh nghiệp là tế bào của xã hội nhưng đang rất khó khăn. Một doanh nghiệp có 5.000 công nhân đã đứt đơn hàng từ tháng 7 đến giờ, không tìm được nguồn nào, không xoay sở được. Hay ở khối doanh nghiệp bất động sản, có mặt tốt và chưa tốt, mặt chưa tốt thì cần uốn nắn.

Ông Kỳ cho biết: “Tôi không kêu cho tôi, không kêu cho Vietravel. Bản chất câu chuyện, chúng ta phải đồng hành cùng doanh nghiệp, bởi đang có sự lệch pha và chúng ta không bước được cùng nhau thì lực lượng doanh nghiệp này không biết như thế nào? Chúng ta muốn đi xa phải đi cùng nhau mà Vietravel chỉ là một phần nhỏ, một tế bào”.

Theo Chủ tịch Vietravel, chúng ta khó khăn đồng bộ, chọn mặt gửi vàng không dễ. Nhưng điều chúng tôi trăn trở, băn khoăn là thiết kế chính sách kịp chưa, đúng chưa, nhanh chưa và chúng tôi đề xuất có hướng cải thiện.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Kỳ cho rằng cần nhìn lại để thiết kế chính sách cho phù hợp hơn. Cụ thể như gói hỗ trợ 2% lãi suất, số lượng doanh nghiệp được hưởng, giải ngân được bao nhiêu? Ba kênh vốn là ngân hàng, chứng khoán và trái phiếu đều tắc nghẽn, chỉ còn vốn tín dụng, vì thế các kênh huy động vốn quan trọng của doanh nghiệp.

Ông Trương Tiến Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM (FFA) thì cho rằng ngành ngân hàng cũng cần nhanh hơn. Với sự vào cuộc kịp thời của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các doanh nghiệp đều rất ghi nhận thời gian qua. Tuy nhiên, lúc này, việc tiếp cận để tăng vốn không dễ, vì vậy doanh nghiệp đang trông chờ rất lớn vào các chính sách kịp thời của Nhà nước. Riêng doanh nghiệp lương thực thực phẩm sản xuất hàng thiết yếu hằng ngày phục vụ tiêu dùng, thời gian vừa qua đối diện nhiều khó khăn nhưng chúng tôi xác định phải có nỗ lực cung ứng cho cung cầu thị trường Tết và năm 2023.

Ông Dũng cũng đề xuất, rất mong, NHNN và các ngân hàng thương mại nhanh hơn, chia sẻ nhiều hơn cho doanh nghiệp. Mong rằng có những chính sách, chỉ đạo như giai đoạn vừa hết dịch để doanh nghiệp tiếp cận vốn tốt hơn để đi qua khó khăn.

Kênh dẫn vốn rất quan trọng với doanh nghiệp

TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng NHNN vừa quyết định nới thêm 1,5 - 2%, tức là nâng tổng tăng trưởng chỉ tiêu tín dụng cả năm 2022 lên 15,5 - 16%.

“Việc nới room tín dụng là rất tích cực, vì nhiều hồ sơ, nhiều công trình, dự án đang dở dang khi trái phiếu doanh nghiệp chưa phát hành được. Nay cần vốn cho những khoản nợ đến hạn phải thanh toán, người mua nhà phải giải ngân tiếp tục... Ngoài ra, cần chú ý các kênh dẫn vốn khác, như trái phiếu doanh nghiệp cần khẩn trương tháo gỡ, vì đây là kênh rất quan trọng với doanh nghiệp bất động sản và các doanh nghiệp khác", TS. Lực nhấn mạnh.

Theo TS. Lực thì bên cạnh đó, cần sớm sửa Nghị định 65 để tháo gỡ khó khăn cả về cung và cầu cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Cung là doanh nghiệp sẽ phát hành dễ thở hơn; còn cầu là các tổ chức như ngân hàng, quỹ đầu tư, quỹ mở, công ty khác… mạnh dạn đầu tư hơn vào các doanh nghiệp.

Và kiến nghị Bộ Tài chính mở hơn nữa kênh phát hành ra công chúng, để tăng tỉ lệ trong tổng giá trị phát hành lên. Như trước đây phê duyệt hồ sơ trong 60 ngày thì nay giảm xuống còn 30 hoặc 15 ngày.

Theo TS. Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế, dòng vốn chỉ là một trong những yếu tố mà hiện nay đã ảnh hưởng tới doanh nghiệp.

Khảo sát của Tổng cục thống kê cho thấy, 100% doanh nghiệp đối mặt với khó khăn về chi phí đầu vào, đứt gãy chuỗi giá trị; kể cả đầu ra và ở thị trường trong nước. Trong đó, khó khăn về vốn, lãi suất sẽ nằm ở thứ tự thứ 4,5. Do đó, khi bàn về tháo gỡ khó khăn thì cần phối hợp đồng bộ với những khó khăn hàng đầu, như về nguồn lực lao động, nhiều doanh nghiệp phía Nam đang phải cho giãn, hoãn người lao động.

Theo TS. Ánh, vấn đề lớn nhất hiện nay là phối hợp đồng bộ các chính sách; cần chính sách chung và lựa chọn nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua tăng tín dụng cho nền kinh tế hoặc lãi suất cho vay không quá cao.

Về thị trường trái phiếu, vốn tín dụng, cần đánh giá thực chất vấn đề của thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, và mấu chốt là niềm tin đối với các thị trường này đang suy giảm. Cần phân tích đúng nguyên nhân đi xuống, mất niềm tin thì mới tìm ra giải pháp phục hồi và củng cố niềm tin, từ đó mới có thể tháo gỡ khó khăn đồng bộ. Còn nếu không tìm đúng nguyên nhân, thì những chuyển động hiện tại sẽ rất khó cho điều hành chính sách hài hòa.

Cuối cùng, phải dựa trên cơ chế thị trường, tránh đưa ra những biện pháp hành chính quá mức, tránh làm méo mó thị trường, gây ra những xáo trộn không cần thiết sẽ ảnh hưởng đến lộ trình phát triển doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Gần 200 gian hàng tham gia triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa

Gần 200 gian hàng tham gia triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:30

(CL&CS)- Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam - VIETNAM DAIRY 2024" quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:56

(CL&CS) - CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Lộc Trời) có quý 1/2024 tăng trưởng vượt bật về doanh thu với 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ ngành lương thực với mức tăng trưởng 96%.

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của CTCP Tập đoàn Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (thu nhập trước lãi vay và thuế - EBIT) tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng và đà tăng trưởng của những phát kiến chiến lược.