Thứ năm, 26/05/2022, 09:36 AM

Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa

(CL&CS)- Nhờ được hỗ trợ xây dựng, triển khai các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến chất lượng, năng lực quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam đã được nâng lên.

Nhiều doanh nghiệp được hưởng lợi

Công ty Cổ phần May Nam Hà là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến nhằm nâng cao năng suất chất lượng (NSCL) trong ngành Dệt may Việt Nam.

Được hỗ trợ áp dụng các mô hình, công cụ cải tiến NSCL như: ISO 9000, 5S, TPM, Lean, KPI, Lean 6 Sigma, Kaizen, năng suất tổng thể của Công ty Cổ phần May Nam Hà đã tăng lên 23% so với trước đó.

Hiện Công ty Cổ phần May Nam Hà đã triển khai thiết kế phần mềm chuyên dụng nhằm xây dựng quy trình cải tiến năng suất chuyền may giúp sản xuất thực tế tăng từ 70% lên 85% so với kế hoạch ban đầu, góp phần tăng năng suất lao động chung lên 30%.

nscl

Trong khi đó, Công ty TNHH Thắng Lợi (KCN Hòa Xá - Nam Định) khi được hỗ trợ áp dụng các mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng ISO 9000, 5S, Kaizen, LEAN vào hoạt động quản lý cũng như sản xuất đã đưa năng suất tổng thể của doanh nghiệp tăng lên 20% so với trước đó, sản phẩm sai, lỗi giảm từ 4,5% xuống còn 2,3%.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp như: Công ty TNHH Nam Dược, Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà, Công ty Cổ phần Lâm sản Nam Định, Công ty TNHH Cơ khí Đình Mộc… cũng đã áp dụng các mô hình, công cụ cải tiến NSCL vào hoạt động, nhờ đó giúp nâng cao được năng suất tổng thể của doanh nghiệp từ 20-30% so với trước. 

Có thể thấy, các dự án NSCL đã có những tác động tích cực đối với cộng đồng doanh nghiệp khi đã nâng cao được nhận thức về tầm quan trọng của NSCL đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt.

Xét về hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, mô hình công cụ cải tiến NSCL thích hợp đã tiết kiệm về nhân lực, thời gian, nguyên liệu, năng lượng… góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng sản phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp thích ứng nhanh và tích cực tham gia để cải tiến NSCL vẫn còn doanh nghiệp thờ ơ với vấn đề này. Nhiều doanh nghiệp dù đã được tư vấn áp dụng nhưng viện dẫn những lý do như: chưa sẵn sàng đầu tư kinh phí đối ứng cùng với nguồn hỗ trợ của Nhà nước để cải tiến doanh nghiệp; không bố trí được nhân lực cũng như thời gian để triển khai; phải thực hiện nhiều thủ tục, hồ sơ, mẫu biểu khi tham gia dự án… 

Tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao NSCL

Nhằm đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao NSCL sản phẩm hàng hóa, thời gian tới, nhiều địa phương đã đề ra mục tiêu tiếp tục nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về NSCL thông qua hoạt động đào tạo, phổ biến, tuyên truyền… giúp doanh nghiệp cũng như cán bộ của các cơ quan quản lý nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn về nâng cao NSCL, hình thành được phong trào NSCL trên địa bàn toàn tỉnh với mọi loại hình doanh nghiệp.

Các địa phương sẽ ưu tiên những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực về tài chính và tham vọng cải tiến NSCL để hỗ trợ một cách toàn diện, xây dựng mô hình điểm để rút kinh nghiệm, phổ biến nhân rộng.

Đồng thời, cơ quan quản lý các địa phương cũng tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục, hồ sơ, mẫu biểu trong quá trình thực hiện các dự án nâng cao NSCL tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Đặc biệt sẽ tích cực phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng các chuyên mục nhằm tuyên truyền, quảng bá các mô hình điểm về NSCL và đổi mới sáng tạo để các doanh nghiệp khác chủ động, mạnh dạn áp dụng nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường

Nhờ được hỗ trợ xây dựng, triển khai các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến chất lượng, năng lực quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam đã được nâng lên. Việc nghiên cứu, ứng dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cũng giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và từng bước làm chủ các công nghệ quản lý tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Ngoài việc góp phần nâng cao năng lực quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam, Chương trình còn giúp sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam thay đổi một bước lớn về chất lượng. Nhiều doanh nghiệp đã giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất; tiết kiệm chi phí về nhân lực, thời gian, nguyên nhiên liệu, năng lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, cải thiện hình ảnh, thương hiệu và tính cạnh tranh, qua đó khẳng định chỗ đứng trên thị trường, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước.

Thế Anh

Bình luận

Nổi bật

Ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong kiểm soát chất lượng nước

Ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong kiểm soát chất lượng nước

sự kiện🞄Thứ hai, 25/03/2024, 08:19

(CL&CS)- Viện VKIST phối hợp với Hội các phòng Thử nghiệm Việt Nam và Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị phân tích Nhật Bản tổ chức Hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng.

Quy định mới về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

Quy định mới về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 21:28

(CL&CS)- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 01/2024/TT-BKHCN ngày 18 tháng 01 năm 2024 quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai

Nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai

sự kiện🞄Thứ sáu, 09/02/2024, 23:11

(CL&CS)- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định 171/QĐ-TTg ngày 7/2/2024 phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030.