Thứ hai, 27/12/2021, 19:32 PM

Hiệu quả triển khai áp dụng hệ thống quản lý tích hợp, kết hợp công cụ năng suất chất lượng tại Công ty Cổ phần Nghiên cứu Chế biến Nông sản, Thực phẩm Công nghệ cao Vạn An

(CL&CS)- Dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra nhưng là đơn vị cung ứng dược liệu quý hiếm chất lượng cao trên thị trường, Vạn An ý thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm từng sản phẩm trước khi cung ứng ra thị trường.

          Tuy tất cả sản phẩm đều được công bố chất lượng và có phiếu kiểm nghiệm kèm theo nhưng để gây dựng ấn tượng và tạo dựng niềm tin thì việc áp dụng thành công và đạt chứng nhận quốc tế sẽ là ưu tiên hàng đầu của.

  Tháng 2/2020, Công ty Cổ phần nghiên cứu chế biến nông sản, thực phẩm công nghệ cao Vạn An đã đăng ký tham gia nhận hỗ trợ hướng dẫn áp dụng Hệ thống quản lý tích hợp an toàn thực phẩm ISO 22000 và môi trường ISO 14001, kết hợp công cụ 5S thuộc nhiệm vụ Nhân rộng áp dụng tích hợp Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm (ISO 22000) với Hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001), kết hợp với công cụ cải tiến 5S cho các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm”  do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quản lý.

Trong khoảng thời gian từ tháng 02/2020 đến tháng 06/2020, dưới sự hỗ trợ tư vấn từ Công ty TNHH Tư quản quản lý & phát triển doanh nghiệp Á Châu (AHEAD), Vạn An đã xây dựng thành công hệ thống quản lý (HTQL) tích hợp an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và HTQL môi trường ISO 14001 kết hợp công cụ 5S.

Các bước triển khai chính của dự án tại Vạn An

Các bước triển khai chính của dự án tại Vạn An

      Công ty CP nghiên cứu chế biến nông sản, thực phẩm công nghệ cao Vạn An đã xây dựng được một hệ thống văn bản, tài liệu để quản lý thống nhất cho các hoạt động kiểm soát an toàn thực phẩm và môi trường, cũng như triển khai mô hình 5S hỗ trợ quản lý, toàn bộ công ty từ khối văn phòng đến sản xuất, vận tải đều vận hành công việc trơn tru, loại bỏ những vấn đề, quy trình, đồ dùng không cần thiết, tăng cao hiệu quả công việc .

Việc áp dụng tích hợp HTQL an toàn thực phẩm và môi trường kết hợp công cụ 5S cũng giúp công ty giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào; thúc đẩy thực hiện tốt công tác phòng ngừa và hạn chế thiệt hại do các rủi ro gây ra; nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung ứng.

Việc áp dụng giúp ổn định, tập trung vào việc phòng ngừa, kiểm soát các điểm tới hạn, trọng yếu dựa trên một cơ sở khoa học, thực tiễn tin cậy và các biện pháp giám sát, kiểm soát có hiệu quả giúp giảm thiểu tối đa mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của Vạn An.

Qua đó, nhận diện được tất cả các mối nguy xuyên suốt quá trình sản xuất từ khâu nhập liệu đến khâu thành phẩm (sinh học, hóa học và vật lý), từ đó, đưa ra các chương trình kiểm soát vệ sinh (SSOP) và lập bảng tổng hợp kế hoạch để kiểm soát các điểm tới hạn (CCP) và phòng ngừa tất cả mối nguy liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm các sản phẩm không phù hợp trước khi xuất xưởng

Đối với Vạn An, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm điều tiên quyết đầu tiên và quan trọng nhất đó chính là việc vệ giữ gìn vệ sinh khu vực sản xuất luôn được sạch sẽ, các vật dụng được sắp xếp gọn gàng, các phụ gia được nhận biết và để đúng vị trí của nó nhằm tránh tình trạng nhiễm chéo, nhiễm khuẩn trong khu vực sản xuất.

Việc sắp xếp lại các khu vực được chuyên môn hóa hơn, phù hợp hơn và đáp ứng theo nguyên tắc 1 chiều trong sản xuất thực phẩm, nhân viên thuận lợi trong quá trình tác nghiệp, giảm thiểu di chuyển thừa, từ đó giúp tăng năng suất lao động của mỗi một nhân viên, việc này giúp năng suất xưởng tăng lên 0,5%, giảm chi phí xử lý các vấn đề phát sinh về an toàn thực phẩm, ngộ độc,…

Việc áp dụng HTQL tích hợp ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015, kết hợp với công cụ cải tiến 5S cơ bản giúp doanh nghiệp tiếp cận được những công nghệ quản lý tiên tiến nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý của doanh nghiệp, tổ chức. Nhờ áp dụng HTQL tích hợp với công cụ năng suất chất lượng mà doanh nghiệp có cơ hội nhận biết và giảm thiểu những sản phẩm, dịch vụ không phù hợp, giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Văn Văn

Bình luận

Nổi bật

05 trụ cột hành động chính trong nhiệm kỳ Chủ tịch ISO mới

05 trụ cột hành động chính trong nhiệm kỳ Chủ tịch ISO mới

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:00

(CL&CS) - Vào tháng 1 năm 2024, Tiến sĩ Sung Hwan Cho (Hàn Quốc) đảm nhận vị trí mới là Chủ tịch ISO. Trong thông điệp chào mừng, ông chia sẻ suy nghĩ của mình về cách ISO có thể tăng cường phạm vi tiếp cận của mình để ứng phó với những thách thức toàn cầu hiện tại và trọng tâm trong nhiệm kỳ của ông trong hai năm tới.

Quảng Ngãi: Đào tạo kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Quảng Ngãi: Đào tạo kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:37

(CL&CS) - Mới đây, Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia (Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia) tổ chức 'Khóa đào tạo về mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa'.

Nâng cao khả năng đo hiệu chuẩn của các tổ chức

Nâng cao khả năng đo hiệu chuẩn của các tổ chức

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:36

(CL&CS) - Ở Việt Nam, trong khuôn khổ kế hoạch thực hiện Đề án 996 và tiếp nối kết quả thực hiện thí điểm chương trình so sánh liên phòng năm 2022, ngày 9/4/2024, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã ban hành Quyết định số 763/QĐ-TĐC về việc tổ chức Chương trình so sánh liên phòng về đo lường năm 2024 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.