Điều gì giúp Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn nhà đầu tư năng lượng nước ngoài
(CL&CS) - Dự kiến năm 2021, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 6,6 tỷ KWh điện, năm 2022 là 11,8 tỷ KWh và năm 2023 là 13 tỷ KWh. Sản lượng thiếu hụt này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn và chính điều này đã giúp Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn của các nhà đầu tư năng lượng nước ngoài.
Hiện nay tất cả các nước trên thế giới đang đối mặt với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam cũng là quốc gia sẽ chịu tác động khá trầm trọng của biến đổi khí hậu. Khi nguồn cung nhiên liệu hóa thạch nội địa ngày càng cạn kiệt, cùng với biến động của giá dầu thế giới, tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh, an toàn trong cung ứng năng lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước sẽ đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức. Vì vậy, từng bước đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, nguồn điện dựa trên các nguồn năng lượng tái tạo mà Việt Nam có tiềm năng như điện gió, điện mặt trời, thủy điện… được coi là một trong những giải pháp phát triển bền vững, có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Một tổ hợp điện gió, điện mặt trời tại Ninh Thuận. Ảnh:Tấn Lợi |
Mới đây, tại Diễn đàn Cấp cao năng lượng Việt Nam 2020 diễn ra hồi tháng 7, hàng loạt hợp tác triển khai đầu tư các dự án năng lượng được ký kết. Chẳng hạn, tập đoàn tiên phong trong ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi tại châu Á - Thái Bình Dương CopenhagenInfrastructure Partners (CIP - Đan Mạch) và tỉnh Bình Thuận đã ký biên bản ghi nhớ phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn với tổng công suất lên đến 3,5 GW, vốn đầu tư 10 tỷ USD. Đây là một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên của Việt Nam được triển khai với sự hợp tác của đối tác nước ngoài. Nhà đầu tư cam kết sẽ biến dự án nói trên thành một hình mẫu về chuyển giao công nghệ thành công song song với sử dụng tối đa các nguồn lực tại địa phương.
Một dự án khác cũng được quan tâm nhiều là tổ hợp dự án khí - điện tại Khu Kinh tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa). Theo đó, Công ty Millennium của Mỹ đã được Ban Quản lý Khu Kinh tế Vân Phong cho phép khảo sát, nghiên cứu khả thi tổ hợp dự án gồm dự án trung tâm LNG (trên 10 triệu m3) và nhà máy điện (công suất 4.800 MW) với tổng vốn đầu tư ban đầu 8 tỷ USD và nâng dần lên 15 tỷ USD.
Trước đó, hồi đầu năm nay, tỉnh Bạc Liêu trao quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng Bạc Liêu công suất 3.200 MW, vốn đầu tư 4 tỷ USD cho Công ty TNHH Delta Offshore Energy Pte. Ltd (DOE Singapore) từng được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận xét là góp phần thổi "luồng gió mới" vào tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có phần ảm đạm.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng Nghị quyết 55-NQ/TW định hướng phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hóa các loại hình năng lượng, ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch là cơ hội lớn cho họ khi tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Tuy nhiên, cũng như bất cứ lĩnh vực nào khác, việc sàng lọc và lựa chọn nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng là tối cần thiết bởi ngành này hội tụ rất nhiều yếu tố nhạy cảm và tác động trực tiếp đến kinh tế quốc gia.
Theo các chuyên gia đánh giá, thời gian qua, nhiều dự án điện lớn của nhà đầu tư nước ngoài được triển khai theo hình thức BOT đã đóng góp rất đáng kể cho ngành điện trong việc bảo đảm an ninh năng lượng. Thế nhưng, các chuyên gia cũng cảnh báo việc thu hút FDI vào lĩnh vực năng lượng sẽ phải đối mặt với cả lợi ích lẫn nguy cơ bởi ngành năng lượng cần đầu tư cực lớn để có thể đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực điện, nhu cầu này càng cấp bách hơn nữa bởi nguy cơ thiếu điện đã hiện hữu trước mắt. Trong khi đó, giá điện trong nước chưa hấp dẫn nhà đầu tư nên bất cứ doanh nghiệp ngoại nào chấp nhận đầu tư vào ngành điện trong giai đoạn này cũng đều đáng quý. Tuy vậy, chúng ta có thể phải đánh đổi lại nguy cơ nhà đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh ngành độc quyền tự nhiên, đưa công nghệ chất lượng kém vào hoặc tình trạng sang nhượng, bán dự án cho các nhà đầu tư khác để kiếm lời như trong lĩnh vực điện tái tạo thời gian qua.
Còn ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho rằng, cần xử lý tốt mối tương quan giữa giá điện với việc thu hút nguồn lực nước ngoài vào ngành này. Cũng theo ông Tuấn Anh, khi nhà đầuu tư thấy mức giá bảo đảm thu lại được chi phí bỏ ra và có lợi nhuận thì họ sẽ đầu tư. Thậm chí, nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng truyền tải để bảo đảm nguồn lợi nhuận này.
Theo tính toán của Bộ Công Thương, năm 2021 Việt Nam ước tính sẽ thiếu khoảng 6,6 tỷ KWh điện; năm 2022 là 11,8 tỷ KWh và năm 2023 là trên 13 tỷ KWh. Sản lượng điện thiếu hụt này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư đến 130 tỷ USD cho các dự án mới tính đến năm 2030, tương ứng 12 tỷ USD mỗi năm.
T. Lợi
Bình luận
Nổi bật
Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động
sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09
Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.
Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải
sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57
Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.
Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời
sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00
(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.