ĐHĐCĐ ngân hàng: Nóng vấn đề cổ tức, nhân sự cấp cao
(CL&CS) - Các ngân hàng bắt công bố chốt danh sách cổ đông để tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), theo đó, ngoài các vấn đề cổ tức, thông tin nới room ngoại, tăng vốn... cổ đông còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề bầu nhân sự cấp cao của ngân hàng nhiệm kỳ mới.
Ngân hàng rục rịch trả cổ tức
Một loạt ngân hàng vừa công bố kế hoạch họp ĐHĐCĐ niên 2022 với nội dung chính tiếp tục xoay quanh vấn đề phân phối lợi nhuận và tăng vốn.
VIB mới cho biết, ngân hàng đang có kế hoạch chia cổ phiếu thưởng 35% cho cổ đông hiện hữu và 0,7% cho cán bộ nhân viên từ nguồn vốn chủ sở hữu. Năm 2022, VIB đặt kế hoạch tăng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng, tăng 35,7%. Trong đó, ngân hàng dự kiến chia cổ phiếu thưởng 35% cho cổ đông hiện hữu và 0,7% cho cán bộ nhân viên từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Đề xuất này xuất phát từ nhu cầu vốn của ngân hàng dành cho các dự án đầu tư vào hệ thống công nghệ, mạng lưới, cấp tín dụng, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn trong kinh doanh theo Quy định của Pháp luật.
Trong cuộc họp diễn ra vào đầu tháng 4 tới đây, ACB cũng có phương án tăng vốn điều lệ bằng cổ phiếu. Kế hoạch cụ thể chưa được công bố nhưng trong năm 2020 và 2021 nhà băng này đã phát hành cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ lần lượt 30% và 25%.
Tại MSB, Tổng Giám đốc Nguyễn Hoàng Linh cho biết, ngân hàng sẽ trình ĐHĐCĐ thông qua việc chia cổ tức tỷ lệ 30% cho năm 2021. Các kế hoạch liên quan tăng vốn sẽ được MSB xin ĐHĐCĐ thông qua và triển khai trong năm 2022. Theo đó, Ngân hàng hướng đến các nguồn đầu tư từ nhà đầu tư nước ngoài và đang làm việc với một số bên để có kế hoạch cụ thể.
Năm 2022, OCB dự kiến duy trì mức cổ tức từ 20% - 25% cho cổ đông. Tuy nhiên, các mục tiêu này vẫn đang được Hội đồng quản trị cân nhắc trước khi trình cổ đông trong kỳ trong kỳ đại hội cổ đông thường niên thời gian tới.
Sau hai năm trả cổ tức bằng cổ phiếu liên tiếp theo tỷ lệ 10% và 10,5%, SHB tiếp tục có kế hoạch chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ tối thiểu 15%.
Tại ĐHĐCĐ của Eximbank vừa qua, sau 9 năm năm không chia cổ tức, Eximbank cũng lần đầu tiên đề xuất chia cổ tức khoảng 18%. Tuy nhiên, tờ trình về phương án phân phối lợi nhuận đã không được cổ đông thông qua.
Nhiều ngân hàng đẩy mạnh chia cổ tức với tỷ lệ tương đối cao trong bối cảnh kết quả kinh doanh năm 2021 tiếp tục tăng trưởng tốt dù chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh. Mặt khác, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng nhằm tuân thủ yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước trong việc tiếp tục triển khai quyết liệt, thiết thực, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Đây là năm thứ ba liên tiếp NHNN yêu cầu các ngân hàng không chia cổ tức bằng tiền mặt.
Nóng về nhân sự cấp cao
Ngoài vấn đề cổ tức, các cổ đông ngân hàng cũng đặc biệt quan tâm tới việc bầu nhân sự cấp cao của ngân hàng nhiệm kỳ mới.
Là ngân hàng đầu tiên tổ chức ĐHĐCĐ thường niên, vấn đề bầu lãnh đạo cấp cao của Eximbank được đặc biệt quan tâm bởi ngân hàng này đã nhiều lần không tổ chức ĐHĐCĐ thường niên vì cổ đông không có tiếng nói chung trong vấn đề này.
Tuy nhiên mới đây, vào ngày 15/2/2022, EXimbank đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2021. Theo đó, vấn đề “nóng” của ngân hàng là bầu nhân sự cao cấp cũng cũng đã được thông qua.
Sacombank cũng dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022 vào cuối tháng 4/2022, ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/1/2022 và ngày đăng ký cuối cùng là ngày 21/1/2022. Một trong những nội dung được chú ý tại đại hội năm nay là nhân sự HĐQT và ban kiểm soát nhiệm kỳ mới 2022-2026.
HĐQT SCB cũng có thông báo đến cổ đông về việc ứng cử, đề cử nhân sự bổ sung thành viên HĐQT Ngân hàng nhiệm kỳ 2017-2022. Theo đó, SCB dự kiến sẽ bầu bổ sung 1 thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới tại ĐHCĐ bất thường dự kiến tổ chức trong quý I/2022.
Trước đó, tại ĐHCĐ thường niên 2020 tổ chức vào ngày 14/12/2021, cổ đông SCB đã thông qua nghị quyết miễn nhiệm 3 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022, nên hiện chỉ còn 4 thành viên và không đủ số lượng tối thiểu theo Điều 62 - Luật Các tổ chức tín dụng và Điều 64 - Điều lệ Ngân hàng. SCB cho biết sẽ bán vốn cho nhà đầu tư ngoại và niêm yết cổ phiếu sau khi hoàn tất tái cơ cấu giai đoạn 2.
SHB sẽ tổ chức họp đại hội đồng cổ đông năm 2022 vào ngày 20/4. Tại cuộc họp, cổ đông ngân hàng sẽ tiến hành bầu Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2022 - 2027. Nội dung cuộc họp chưa được công bố. Tuy nhiên, trước đó, ngân hàng đã thông báo về việc chốt danh sách cổ đông vào ngày 31/12 để thực hiện quyền ứng cử, đề cử nhân sự dự kiến để bầu thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Hiện tại, Hội đồng quản trị của SHB gồm 7 thành viên và do ông Đỗ Quang Hiển làm Chủ tịch. Ngoài chức vụ tại SHB, ông Hiển cũng đang kiêm nhiệm vị trí Chủ tịch Tập đoàn T&T, Chủ tịch CTCP Chứng Khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và Chủ tịch CTCP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH).
Như vậy, trong nhiệm kỳ mới, ông Đỗ Quang Hiển sẽ phải đưa ra quyết định chọn "ghế" chủ tịch tại SHB hay Tập đoàn T&T và các công ty khác. Bởi lẽ, theo Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2017, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.
Nới room ngoại
Năm 2022, nhiều ngân hàng đang có dự định nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài chuẩn bị bán thêm vốn cho các nhà đầu tư ngoại, cũng có ngân hàng khoá "room" để tìm kiếm và lựa chọn cổ đông chiến lược phù hợp.
Mới đây nhất, tại hội nghị triển khai công tác hoạt động kinh doanh năm 2022, đại diện Vietcombank đề xuất NHNN được tăng giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 35%.
Hay tại VPBank, ngân hàng đã có tờ trình xin ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài từ mức 15% lên 17,5% vốn điều lệ.
Chủ tịch Ngô Chí Dũng cho biết VPBank sẽ mở room ngoại tối đa, ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược và có thể phát hành cổ phiếu vào cuối năm nay để huy động vốn cho ngân hàng.
Hiện room ngoại tại OCB còn 10%, lãnh đạo ngân hàng này cho hay, đang đàm phán với đối tác ngoại để bán tiếp phần còn lại, chốt room ngoại theo quy định dưới trần 30%. Vấn đề quan trọng là về giá, nếu hai bên thống nhất được, sẽ hoàn tất sớm thương vụ này trong nửa đầu năm 2022. Trước đó, OCB bán 15% cổ phần cho đối tác Nhật là Ngân hàng Aozora (AOZ) vào giữa năm 2020, đưa mức vốn điều lệ hiện hữu tăng từ 7.898 tỷ đồng lên 8.767 tỷ đồng.
Tương tự, Sacombank cũng sẽ bán 32,5% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài sau khi hoàn tất tái cơ cấu trong năm 2022, nhưng tất nhiên phải được sự đồng ý của Chính phủ và đại diện sở hữu số cổ phần này là Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và để hoàn tất kế hoạch này, theo người đứng đầu Sacombank - Chủ tịch HĐQT Dương Công Minh, số cổ phiếu chiếm hơn 32% vốn tại VAMC sẽ phải được xử lý trong năm này.
Bảo Phương
Bình luận
Nổi bật
Mách bạn cách tận dụng tối đa lợi ích thẻ tín dụng
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:36
CL&CS) - Thẻ tín dụng đang trở thành lựa chọn phổ biến của người dùng nhờ các tính năng ưu việt đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại. Tuy nhiên, làm thế nào tận dụng tốt nhất các tiện ích, ưu đãi của thẻ tín dụng là băn khoăn của không ít chủ thẻ.
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:08
(CL&CS) - Ngày 20/11/2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này không những tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế mà còn mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.
Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 21:57
(CL&CS) - Trong nhịp sống hiện đại, câu chuyện về việc sở hữu xe ô tô không còn đơn thuần là điều xa xỉ, mà đã trở thành một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh cuộc sống của nhiều gia đình Việt. Hãy cùng tìm hiểu về hành trình này và khám phá giải pháp tài chính thông minh để hiện thực hóa ước mơ sở hữu xe.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.