Thứ tư, 20/09/2023, 07:19 AM

Đề xuất tăng mức xử phạt khi ép khách hàng mua bảo hiểm

(CL&CS)- Bộ Tài chính đề xuất tăng mức phạt lên đến 100 triệu đồng nếu bên bán không giải thích kỹ cho người mua bảo hiểm, cưỡng ép khách hàng mua bảo hiểm.

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP, Nghị định số 48/2018/NĐ-CP, Nghị định số 80/2019/NĐ-CP, Nghị định số 102/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số vẫn đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến.

Tại dự thảo lần này, Bộ Tài chính đề xuất tăng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về triển khai bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe lên gấp đôi. Cụ thể, về xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về triển khai bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, dự thảo nêu rõ việc phạt tiền từ 90 - 100 triệu đồng, thay cho mức từ 40 - 50 triệu đồng hiện nay.

Các hành vi vi phạm bị xử phạt trong khung này gồm: Tài liệu giới thiệu sản phẩm không phản ánh trung thực các thông tin cơ bản tại quy tắc, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm, không nêu rõ các quyền lợi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, thông tin không rõ ràng, tạo cho bên mua bảo hiểm hiểu lầm về những quyền lợi của sản phẩm.

Tài liệu giới thiệu sản phẩm không thể hiện rõ là sản phẩm bảo hiểm, được cung cấp bởi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, không phải là sản phẩm của các đối tác phân phối.

Hay việc không thể hiện rõ việc tham gia sản phẩm bảo hiểm không phải là yêu cầu bắt buộc để thực hiện hay hưởng một dịch vụ nào khác của đối tác phân phối; triển khai sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe không theo quy định của pháp luật cũng được cho là hành vi vi phạm.

8d-1624968275062834234708-0-0-450-675-crop-1624968279333150975989_e4864005

Đề xuất tăng mức xử phạt khi ep khách hàng mua bảo hiểm

Dự thảo cũng đề xuất xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sản phẩm bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm. Theo đó, phạt tiền từ 60 - 70 triệu đồng.

Các hành vi bị phạt ở mức này gồm: Cung cấp sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm vi mô trước khi đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Đối với việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam không đáp ứng điều kiện quy định bị phạt tới 200 triệu đồng.

Theo dự thảo, phạt tiền từ 180 - 200 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam không đáp ứng đủ các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định của pháp luật. Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới không có trụ sở chính tại quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó đã ký kết các điều ước quốc tế về thương mại, trong đó có thỏa thuận về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam không thực hiện thông qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam; không thực hiện môi giới cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Xuất hiện lỗ hổng trong an toàn lao động

Xuất hiện lỗ hổng trong an toàn lao động

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:24

(CL&CS) - Thời gian gần đây, nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra, cho thấy công tác đảm bảo an toàn trong quy trình lao động vẫn còn lỗ hổng. Điều này một lần nữa khẳng định tính bức thiết của công tác bảo đảm an toàn lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp.

Cảnh báo mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội yêu cầu cập nhật VssID

Cảnh báo mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội yêu cầu cập nhật VssID

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:24

(CL&CS) - Bảo hiểm xã hội TP.HCM vừa phát đi cảnh báo người dân về việc kẻ gian mạo danh cơ quan bảo hiểm yêu cầu người lao động cập nhật thông tin trên ứng dụng VssID (bảo hiểm xã hội số).

Một số sản phẩm thực phẩm của Việt Nam bị thu hồi tại Singapore

Một số sản phẩm thực phẩm của Việt Nam bị thu hồi tại Singapore

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Theo quy định về thực phẩm của Singapore, các sản phẩm thực phẩm có chứa bất kỳ thành phần nào có thể gây mẫn cảm cho người tiêu dùng đều phải được ghi rõ trên bao bì thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng.