Thứ hai, 22/08/2022, 08:43 AM

Đề xuất hỗ trợ hơn 3.000 tỷ đồng cho BOT Thái Nguyên - Chợ Mới

(CL&CS) - Thời gian vừa qua, BOT Thái Nguyên - Chợ Mới diễn ra tình trạng người dân phản đối, Bộ giao thông vận tải đề xuất phương án xử lý.

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên cho ý kiến về các phương án xử lý bất cập tại trạm thu phí trên quốc lộ 3 thuộc dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới.

Trạm thu phí thuộc dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới.

Trạm thu phí thuộc dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới.

Dự án BOT đầu tư mới đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) dài 40 km và nâng cấp, mở rộng quốc lộ 3 đoạn km75-km100 dài 60 km, có tổng đầu tư 2.740 tỉ đồng. Theo phương án tài chính, sẽ có hai trạm thu phí trên hai tuyến để hoàn vốn.

Tuy nhiên, từ khi hoàn thành vào tháng 5-2017, nhiều người dân huyện Phú Lương (Thái Nguyên) đã tập trung phản đối vị trí trạm thu phí trên quốc lộ 3 cũ. Do chỉ thu phí trên đường Thái Nguyên - Chợ Mới nên hầu hết phương tiện lựa chọn trạm quốc lộ 3 để lưu thông không mất phí. Doanh thu dự án trong 4 năm chỉ đạt 9% so với hợp đồng, làm vỡ phương án tài chính. Theo hợp đồng PPP, nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ nhà đầu tư khi doanh thu thu phí sụt giảm.

Đây là dự án BOT bị người dân phản đối do đặt cùng lúc 2 trạm thu phí tại đường xây mới (Thái Nguyên - Chợ Mới) và trên Quốc lộ 3. Người dân chấp nhận trả phí khi qua đường mới nhưng từ chối trả phí khi đi qua quốc lộ. Nhiều nhóm người tụ tập phản đối khiến trạm thu phí tại đây phải dừng hoạt động.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và doanh nghiệp dự án, do chỉ thu phí trên đường Thái Nguyên - Chợ Mới, không thu phí trên Quốc lộ 3 nên hầu hết phương tiện lựa chọn Quốc lộ 3 để không mất phí, bình quân doanh thu trong 4 năm chỉ đạt 9% so với doanh thu dự kiến trong hợp đồng, gây phá vỡ phương án tài chính dự án.

Trong văn bản gửi UBND tỉnh Thái Nguyên, Bộ GTVT đã liệt kê 4 phương án giải quyết bất cập tại BOT Thái Nguyên - Chợ Mới.

Phương án 1: Giữ nguyên hợp đồng BOT đã ký kết. Nhà đầu tư thu phí tại 2 trạm Quốc lộ 3 và đường Thái Nguyên - Chợ Mới để hoàn vốn. Trong đó, trạm Quốc lộ 3 miễn, giảm phí theo phương án đã thống nhất với UBND tỉnh Thái Nguyên. Thời gian thu phí tăng từ 25 năm 4 tháng lên khoảng 32 năm 4 tháng do lùi thời gian bắt đầu thu phí tại trạm Quốc lộ 3 từ tháng 7/2019 sang dự kiến vào cuối năm 2022.

Theo phương án 1, để bảo đảm hoàn vốn theo hợp đồng (khoảng 25 năm), nhà đầu tư đề nghị bổ sung vốn Nhà nước hỗ trợ khoảng 800 tỷ đồng.

Phương án 1 cơ bản phù hợp với Hợp đồng đã ký kết, hạn chế sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, Bộ GTVT lưu ý tỉnh Thái Nguyên phải có giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự khi tổ chức thu phí.

Phương án 2: Chỉ thu phí trên trạm Thái Nguyên - Chợ Mới, không thu trên Quốc lộ 3. Doanh nghiệp dự án bàn giao Quốc lộ 3 đoạn km75 đến km100 cho Nhà nước quản lý. Để bảo đảm hiệu quả tài chính với thời gian thu hồi vốn khoảng 25 năm 4 tháng, nhà nước cần hỗ trợ 3.050 tỷ đồng.

Phương án 3: Di dời trạm thu phí Quốc lộ 3 từ km77+922 về đặt trên đoạn km93 - km100 đúng theo phạm vi đầu tư nâng cấp. Kết quả đếm xe và tính toán phương án tài chính cho thấy, do lưu lượng xe đoạn km93 - km100 rất thấp nên phương án này không bảo đảm hiệu quả tài chính; để bảo đảm thời gian hoàn vốn khoảng 25 năm 4 tháng theo Hợp đồng đã ký, nhà nước cần hỗ trợ khoảng 2.550 tỷ đồng.

Phương án 4: Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, bố trí vốn Nhà nước để thanh toán cho nhà đầu tư. Theo quy định của hợp đồng dự án đã ký, Nhà nước cần thanh toán cho doanh nghiệp dự án 3.250 tỷ đồng để chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Bộ GTVT cho biết các phương án 2, 3, 4 giải quyết triệt để được bất cập tại trạm quốc lộ 3 nhưng rất khó khả thi do sử dụng nhiều vốn ngân sách Nhà nước.

Cụ thể, phương án 2 cần mức vốn Nhà nước khoảng 3.050 tỷ đồng, bên cạnh đó nhà đầu tư vẫn thu phí 25 năm 4 tháng để hoàn vốn cho dự án. Phương án 3 cơ bản giải quyết được bất cập tại trạm quốc lộ 3 nhưng vẫn có thể phát sinh mất an ninh, trật tự do người dân phản đối; đồng thời nhà đầu tư không thể bổ sung kinh phí di dời trạm.

Phương án 4 giải quyết được triệt để bất cập tại trạm quốc lộ 3, nhận được sự đồng thuận của người dân; tuy nhiên các bộ, ngành đánh giá pháp luật hiện tại chưa cho phép sử dụng vốn đầu tư công trung hạn để thanh toán cho nhà đầu tư và chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nên phải báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.

Với các phương án trên, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên đánh giá giải pháp xử lý, khả năng bảo đảm an ninh trật tự của từng phương án và đề xuất giải pháp cụ thể nhằm xử lý vướng mắc, bất cập tại trạm thu phí quốc lộ 3.

Văn Trì

Bình luận

Nổi bật

Hà Nội: Xây thêm nhiều hầm chui để giảm tải áp lực giao thông

Hà Nội: Xây thêm nhiều hầm chui để giảm tải áp lực giao thông

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:14

(CL&CS) - Sở Giao thông vận tải Hà Nội đang đề xuất thực hiện phương án xây dựng các đường hầm đi bộ, phòng trung chuyển và có hai hướng kết nối giữa ga trên cao Cát Linh (tuyến số 2A) và ga ngầm S10 (tuyến số 3) trên địa bàn quận Ba Đình và Đống Đa nhằm tạo liên kết, thuận lợi hơn cho người dân khi sử dụng tàu điện. Bên cạnh đó, trong thời gian tới, TP Hà Nội cũng sẽ đầu tư thêm hàng loạt hầm chui lớn để giảm tải áp lực giao thông trong nội thành.

Hà Nội: Đề xuất xây dựng một số hầm chui trong thời gian tới

Hà Nội: Đề xuất xây dựng một số hầm chui trong thời gian tới

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:43

(CL&CS) - Mới đây, Sở GTVT Hà Nội đã báo cáo UBND Thành phố về tình hình triển khai thực hiện lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 11 dự án đầu tư công trình giao thông sắp xây dựng trên địa bàn.

Thi công các dự án phải đảm bảo tiến độ, chất lượng, kỹ-mỹ thuật, an toàn

Thi công các dự án phải đảm bảo tiến độ, chất lượng, kỹ-mỹ thuật, an toàn

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:56

(CL&CS) - Chiều 8/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo.