Thứ tư, 07/08/2024, 14:25 PM

Đảm bảo chất lượng giáo dục, lần đầu tiên Tin học và Công nghệ trở thành môn thi tốt nghiệp THPT

(CL&CS) - Năm 2025, lần đầu tiên Công nghệ, Tin học trở thành môn thi tốt nghiệp THPT. Đây là cơ hội để nâng cao vị thế của hai môn học này trong các trường học và từ đó đảm bảo chất lượng giáo dục phù hợp hơn.

Việc xây dựng mới, điều chỉnh các tổ hợp môn tuyển sinh và tổ hợp môn đánh giá năng lực sẽ giúp các trường có được nguồn ứng viên đầu vào có chất lượng, đó là những đối tượng đã được chuẩn bị kiến thức tốt ở phổ thông cho định hướng tương lai, chuẩn bị về cả tâm lý, nguyện vọng và năng lực.

thi tốt nghiep

Lần đầu tiên Công nghệ, Tin học trở thành môn thi tốt nghiệp, cả học sinh và giáo viên đều bỡ ngỡ vì chưa có tiền lệ để học hỏi, đúc rút kinh nghiệm từ những kỳ thi trước. Sự mới mẻ cũng là lý do người học lo lắng, e dè khi lựa chọn Công nghệ, Tin học. Điều quan trọng nhất, lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT của thí sinh phụ thuộc lớn vào các tổ hợp môn xét tuyển ĐH.

Ở THPT, để chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên theo Chương trình GDPT 2018, các trường thường triển khai cho học sinh lựa chọn môn thi ngay từ đầu năm học mới. Tuy nhiên, thời điểm đó chưa có nhiều trường đại học công bố phương án tuyển sinh năm 2025. Việc không biết có trường đại học nào đưa Tin học, Công nghệ vào tổ hợp xét tuyển hay không khiến học sinh không dám đăng ký hai môn này, dù cho có năng lực, đam mê, yêu thích…

Trường THPT Võ Văn Kiệt, Vĩnh Long đã có những chuẩn bị cho việc Tin học, Công nghệ trở thành môn thi tốt nghiệp THPT. Theo cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Diễm Trang, với môn Tin học, nhà trường xây dựng chương trình, lập kế hoạch giảng dạy chi tiết cho từng học kỳ, tháng, tuần và xác định rõ các nội dung trọng tâm, kỹ năng cần thiết cho kỳ thi.

Sự thay đổi chính sách là cú hích đầu tiên, vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để thực sự thay đổi vị thế môn Công nghệ, Tin học cần thêm nhiều yếu tố đồng bộ. Cùng đó, cần thêm thời gian để dần thay đổi nhận thức, cả từ phía người học, lãnh đạo trường phổ thông và đại học. Trong đó, việc đưa Tin học, Công nghệ vào tổ hợp tuyển sinh có lẽ là yếu tố quyết định để nâng cao vị thế hai môn học ở phổ thông.

Là giáo viên dạy Công nghệ Trường THPT Tương Dương 2, Nghệ An, cô Dương Thị Thương chuẩn bị cho việc giảng dạy tốt môn học bằng nghiên cứu kỹ chương trình, lên phương án tổ chức dạy học và ôn tập cho học sinh, xây dựng kho học liệu chất lượng phục vụ tổ chức dạy học, ôn tập. Để nâng cao chất lượng dạy học, cô Thương cho rằng, các trường nên tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất, bố trí dạy học, ôn tập với môn học này phù hợp.

Thay vì phải thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và lựa chọn bài tổ hợp Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội (tổng cộng 6 môn học), thí sinh chỉ phải thi 4 môn (Toán, Ngữ văn bắt buộc và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12). Với phương án này, lần đầu tiên Tin học và Công nghệ trở thành môn thi tốt nghiệp. Đây là cơ hội để nâng cao vị thế hai môn học này trong nhà trường.

Vui mừng nhất có lẽ là đội ngũ giáo viên dạy Tin học, Công nghệ. Vị thế môn học thay đổi, được quan tâm hơn từ cả học sinh và nhà trường, tất yếu kéo theo thay đổi tích cực về vai trò của giáo viên giảng dạy. Nhiều thầy cô đã chuẩn bị hàng loạt công việc để sẵn sàng đồng hành với học sinh chọn Tin học, Công nghệ là môn thi tốt nghiệp THPT, như: Nghiên cứu để nắm chắc, hiểu sâu chương trình môn học; xây dựng kế hoạch bài dạy khoa học, hợp lý; vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; lên kế hoạch ôn tập kiến thức, luyện tập kỹ năng tư duy và làm bài thi cho học sinh...

Đặc biệt, thầy cô nghiên cứu đề minh họa của Bộ GD&ĐT để soạn đề ôn luyện, giúp học sinh làm quen cấu trúc, định dạng đề thi mới. Lãnh đạo nhà trường cũng quan tâm kịp thời, thể hiện ở việc xây dựng các tổ hợp có môn Tin học, Công nghệ; khảo sát học sinh về lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 để sớm có kế hoạch dạy học, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi; quan tâm nâng cao năng lực đội ngũ và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy Công nghệ, Tin học...

Tuy nhiên, còn không ít thách thức với hai môn học này. Trong đó, rào cản lớn chính là nhận thức, tâm lý “môn phụ” nên chưa có sự quan tâm xứng đáng từ cả nhà trường và người học. Không nhiều học sinh lựa chọn Công nghệ, Tin học.

Điều kiện bảo đảm chất lượng, từ năng lực chuyên môn giáo viên, đến cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn hạn chế. Bên cạnh đó, THPT là giai đoạn định hướng nghề nghiệp, nên ngay từ lớp 10 (đầu năm học năm 2022 - 2023), học sinh đã chọn môn và việc này thường gắn với mục tiêu vào đại học. Điều đó đồng nghĩa cơ bản lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT cũng đã định hình. Việc này diễn ra trước khi có quyết định Tin học, Công nghệ trở thành môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Tùng Lộc

Bình luận

Nổi bật

Học sinh Trường Ngô Mây tổ chức “Trung thu lan tỏa yêu thương” góp tiền ủng hộ đồng bào bị bão Yagi

Học sinh Trường Ngô Mây tổ chức “Trung thu lan tỏa yêu thương” góp tiền ủng hộ đồng bào bị bão Yagi

sự kiện🞄Thứ ba, 17/09/2024, 14:32

(CL&CS) - Nhằm hưởng ứng phát động của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cũng như nhiều trường học trên cả nước cũng đã tổ chức vận động cán bộ giáo viên, học sinh, phụ huynh quyên góp ủng hộ, giúp đỡ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ gây ra.

Bộ GD&ĐT đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

Bộ GD&ĐT đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

sự kiện🞄Thứ ba, 17/09/2024, 14:22

(CL&CS) - Bộ GD&ĐT vừa công văn số 5458 /BGDĐT-GDCTHSSV gửi các cơ sở giáo dục ĐH, các trường CĐ sư phạm về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.

17 trường học không thể khôi phục sau bão số 3

17 trường học không thể khôi phục sau bão số 3

sự kiện🞄Thứ hai, 16/09/2024, 12:07

(CL&CS) - Vừa qua, tại Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn co biết ngành giáo dục thiệt hại rất lớn sau bão.