Công nghệ số và hạ tầng số nâng cao năng lực phục hồi sau đại dịch
(CL&CS)- Chuyển đổi số đã và phát triển hạ tầng số đã trở thành cấp thiết, giúp nâng cao năng lực phục hồi sau đại dịch trong dài hạn.
Công nghệ số có thể đem lại 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030
“Số hóa đã góp phần giảm bớt tác động tiêu cực của đại dịch tới các hoạt động kinh tế, xã hội và còn tạo nền tảng cho phục hồi trong dài hạn”, ông Andrew Jefries – Giám đốc quốc gia Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam nhấn mạnh Hội thảo“Phát triển hạ tầng số và thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, nền tảng số trong xây dựng và quản lý hạ tầng kinh tế, xã hội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Đây là hội thảo chuyên đề thứ 7 trong 10 hội thảo chuyên đề của Diễn đàn cấp cao thường niên về công nghiệp 4.0 do Ban Kinh tế trung ương và các bộ liên quan và Tập đoàn IEC tổ chức.
Tại Hội thảo, Phó trưởng ban kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An phát biểu: Kinh tế số của Việt Nam đã được hình thành, phát triển, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế.
Công nghệ số được áp dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Ngày càng xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới, xuyên quốc gia, dựa trên nền tảng công nghệ số và Internet đang tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập, tiện ích, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Hiện Việt Nam đang đứng thứ 56 trên thế giới về hạ tầng số, mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 Việt Nam đứng trong top 30 nước dẫn đầu thế giới về hạ tầng số, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông -TS.Phạm Đức Long cho biết.
“Chuyển đổi số chính là giải pháp thông minh hóa hoạt động sản xuất, là giải pháp chủ yếu để hiện đại hóa đất nước ”, Thứ trưởng - TS.Phạm Đức Long phát biểu.
Nhấn mạnh: dữ liệu là tài nguyên, và là tài nguyên không giới hạn về số lượng, Thứ trưởng Long cho biết, càng chuyển đổi số sẽ càng tạo ra nhiều dữ liệu, càng tạo ra nhiều tài nguyên.
Trong nền kinh tế số, dữ liệu là một loại hàng hóa. Muốn nền kinh tế phát triển thì hàng hóa dữ liệu phải được lưu thông mạnh mẽ. Như vậy phát triển hạ tầng kết nối vô cùng quan trọng.
Công nghệ số có thể đem lại 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030, Thứ trưởng Long cho biết.
Tuy nhiên, như Phó trưởng ban Đỗ Ngọc An cho biết, kết cấu hạ tầng ở nước ta vẫn còn không ít những tồn tại.
Hệ thống hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin còn chậm về tốc độ, chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển Internet vạn vật, thành phố thông minh, phương tiện tự động, sản xuất thông minh…
Việc tiếp cận dịch vụ băng rộng ở khu vực nông thôn, miền núi còn hạn chế. Hạ tầng vật lý chưa đáp ứng được yêu cầu ứng dụng các phương thức quản lý thông minh. Hệ thống hạ tầng cơ sở dữ liệu dùng chung quốc gia còn chậm được triển khai. Cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia tạo nền tảng cho kinh tế số còn phân tán, thiếu, chưa được chuẩn hóa và đồng bộ.
Hạ tầng thanh toán số chưa đồng bộ, chưa tận dụng được các hạ tầng chung, độ phủ chưa lớn. Hạ tầng điện phục vụ cho hạ tầng viễn thông còn có những điểm chưa đáp ứng được yêu cầu.
“Quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động do hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn nhiều hạn chế; nhiều doanh nghiệp còn bị động, năng lực tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại còn thấp. Việc đấu tranh với tội phạm, bảo đảm an ninh mạng còn nhiều thách thức ...”, ông Đỗ Ngọc An nói.
Hiện thực hóa tiềm năng từ số hóa
Hạn chế, yếu kém nêu trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Công tác quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam còn nhiều bất cập, chất lượng quy hoạch còn thấp, thiếu tính đồng bộ, kết nối và tầm nhìn dài hạn và thường xuyên phải điều chỉnh. Công tác quản lý Nhà nước về kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn nhiều bất cập.
Trong phần phát biểu tại Hội thảo này, vị Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam đánh giá cao Chính phủ Việt Nam đã chuyển sang chiến lược mới nhằm linh hoạt ứng phó và kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19 và tăng cường các biện pháp phục hồi kinh tế- xã hội.
Nhấn mạnh “số hóa đã góp phần giảm bớt tác động tiêu cực của đại dịch, tăng cường khả năng chống chịu, tạo nền tảng và là chìa khóa cho phục hồi trong dài hạn”, ông Andrew Jefries nhận thấy: Dịch Covid-19 đã giúp Chính phủ, các doanh nghiệp và người dân hiểu rõ hơn tầm quan trọng của khả năng chống chịu và cần có những bước đi táo bạo và mang tính chuyển đổi để chuyển trọng tâm sang khả năng chống chịu để tồn tại, thích ứng và phát triển khi đối mặt với những cú sốc .
Việt Nam nên tận dụng cơ hội này để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Để hiện thực hóa tiềm năng từ số hóa, Việt Nam cần tập trung các chính sách và cải cách trên nhiều phương diện...
“Chúng tôi lạc quan và tin tưởng rằng dựa trên kinh nghiệm và bài học từ sự bùng phát dịch vừa qua, Chính phủ và người dân Việt Nam đã kiểm soát được dịch và sẽ sớm lấy lại được đà tăng trưởng”, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam bày tỏ.
Kết luận Hội thảo, Thiếu tướng Tống Viết Trung, Phó Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng (Bộ Quốc Phòng) đã nhấn các hạ tầng quan trọng cần tập trung đầu tư và thúc đẩy ứng dụng.
Đồng thời cần có các chính sách ưu tiên cho những hạ tầng khó phát triển và chính sách kêu gọi tư nhân vào đầu tư. Muốn chuyển đổi số nhanh trong bối cảnh thiếu hụt nguồn nhân lực thì nên sử dụng hạ tầng dưới dạng dịch vụ. Tập trung xây dựng hạ tầng và tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, sản xuất thông minh, các mô hình sản xuất kinh doanh mới, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử.
Thực hiện thắng lợi đột phá này sẽ góp phần quan trọng đưa Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp.
Hà Linh Lan
Bình luận
Nổi bật
Trường Đại học Điện lực hợp tác đào tạo nhân lực cho điện gió
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 11:40
(CL&CS) - Vừa qua, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo quốc tế Dự án đào tạo về điện gió” do Trường Đại học Điện lực và GE Vernova Foundation cùng Tổ chức ASSIST Asia đồng tổ chức. Dự án phát triển kỹ năng RENEW Skills với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo.
Bộ Công an ra mắt ứng dụng VNeID 2.1.12 với nhiều tính năng mới
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:01
(CL&CS)- Mới đây, Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an đã ra mắt ứng dụng VNeID 2.1.12 với nhiều tính năng mới và sửa các lỗi còn tồn đọng trước đó.
5G Open RAN Connect 2024: Thúc đẩy sự sáng tạo, đồng thời góp phần giảm chi phí đầu tư hạ tầng 5G
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 21:00
(CL&CS) - Ngày 13/11, Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) và Qualcomm tổ chức “5G Open RAN Connect 2024”. Đây là sự kiện về lĩnh vực Open RAN (mạng truy cập vô tuyến mở) đầu tiên tại Việt Nam.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.