Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nên là chương trình mở
(CL&CS) - Khác với chương trình phục hồi của nhiều nước, chương trình phục hồi và phát triển của chúng ta có 2 mục tiêu rõ ràng: đó là phục hồi và phát triển.
Chiều 11/1, trước khi bế mạc kỳ họp bất thường thứ nhất, Quốc hội đã thông qua nghi quyết kỳ họp, trong đó yêu cầu Chính phủ, khẩn trương ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô đủ lớn, kịp thời, phù hợp, có sức lan tỏa lớn.
Quốc hội cũng yêu cầu triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với các giải pháp bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, xác định rõ các thứ tự ưu tiên, cơ chế đặc thù, phân nhóm nội dung cụ thể, có sự tiếp nối, kế thừa, có sức lan tỏa, dễ thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giá; trong đó, tập trung các giải pháp về: hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh; phát triển kết cấu hạ tầng; bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị xã hội, quản lý nhà nước.
Trao đổi với Tạp chí Chất lượng và cuộc sống về quyết nghị của Quốc hội về chương trình phục hồi, PGS.TS.Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nói rằng “Đây là chương trình rất lớn. Con số khoảng 350.000 tỷ đồng mà Quốc hội đã quyết định cũng là một cố gắng lớn trong điều kiện hiện tại”.
PGS.TS.Trần Đình Thiên cũng nhận thấy quyết tâm thực thi chương trình này cũng rất cao. Và đáng chú ý là trong chương trình này, gói tài khóa chiếm phần lớn, được thiết kế rõ ràng về mục tiêu, mục đích.
“Khác với chương trình phục hồi của nhiều nước, chương trình phục hồi và phát triển của chúng ta có 2 mục tiêu rõ ràng: đó là phục hồi và phát triển”, ông Thiên nhấn mạnh.
Chương trình này nhằm tạo sự đột phá để giúp nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, tránh suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn và tạo nền tảng cho sự phát triển cả giai đoạn 2021 - 2025 cũng như các năm tiếp theo.
Nền tảng cho sự bứt phá này. Đó là cải cách thể chế, cải thiện kết cấu hạ tầng, đầu tư cho đổi mới sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi…
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, với những thông tin về dự thảo chương trình phục hồi mà các chuyên gia nắm được, thì vế phục hồi đã rất rõ ràng, nhưng vế phát triển chưa được như kỳ vọng vì phần dành cho phát triển chưa đáng kể. Đơn cử như trong chương tình này, gói cho khoa học công nghệ rất ít, trong khi đó lẽ ra lúc này phải là tranh thủ để thay máu nền kinh tế.
Chương trình này phải nhìn về tương lai, dành nguồn lực cho những trung tâm tăng trưởng và cho các doanh nghiệp có thể kéo các doanh nghiệp, các ngành và cả nền kinh tế đứng lên.
“Đây không phải là lúc chia cho mỗi doanh nghiệp một “hạt vừng”, mà cần ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp đầu chuỗi, hỗ trợ cho các “điểm huyệ”t của các ngành, tập trung cho các trung tâm kinh tế đang nắm giữ năng lực phát triển của nền kinh tế, như TP.HCM, Phú Quốc, Quảng Ninh, Nha Trang, Đà Nẵng với du lịch...”, ông Thiên nói.
Vị chuyên gia này nhấn mạnh: đích ngắm của chương trình này không chỉ là phục hồi, mà là phát triển, nên việc chọn đúng tọa độ ưu tiên, xác định sớm sẽ tạo đà để phát triển mạnh hơn.
Nói về kỳ vọng ở gói hỗ trợ, ông Thiên nói: “Có hai điểm tôi chờ đợi đó là thực hiện nhanh và sớm giải tỏa nỗi sợ dịch bệnh, sớm đưa mọi hoạt động thông thương, kể cả con người, hàng hóa trở lại”.
Về nhanh, nếu chính sách an sinh xã hội được thực hiện ngay trong dịp Tết Nguyên đán này, thì không chỉ hỗ trợ người lao động có cái Tết ấm áp hơn, mà còn là cơ hội để kích cầu, vực thị trường trong nước. Phải kích cầu tăng, để thị trường trong nước cần sống lại. Thị trường sống lại sẽ đầy cung lên, từ đó doanh nghiệp hoạt động trở lại.
Nhấn mạnh đến “giải tỏa nỗi sợ dịch bệnh”, ông Thiên cho rằng phục hồi kinh tế không chỉ là đưa ra các gói hỗ trợ, mà cần hơn cả là các giải pháp giải tỏa nỗi sợ hãi với dịch bệnh. “Người dân được tiêm đủ vaccine rồi thì phải cho đi lại bình thường nhưng ta vẫn kiểm soát chặt. Khi kiểm soát chặt tức là các hoạt động sinh hoạt, kinh doanh chưa thực sự bình thường và người dân vẫn ngại đi lại, du khách càng ngại bởi tâm lý, lỡ có ca bệnh thì lại bị phong tỏa thì sao.
Vì vậy trong điều hành cũng phải thể hiện rõ những động thái giải tỏa được nỗ sợ dịch bệnh. Đầu tiên là mở thông nền kinh tế, mở các chuyến bay. Với tỷ lệ 80% dân số được tiêm mũi 2 tức là đã đạt kháng thể toàn dân, phải mở thông nội địa, các địa phương phải tuân theo một chính sách.
Đi cùng với các nguồn lực hỗ trợ, việc thay đổi cơ chế, chính sách cũng cần được làm nhanh. Nhấn mạnh ý này, ông Thiên nói : “hiện đang có một nghịch lý mà chúng ta phải suy nghĩ. Đó là trong khi chúng ta đang tìm cách kéo FDI vào Việt Nam, nhưng lại để người Việt tốt, giỏi ra đi, nhiều doanh nghiệp phải thành lập ở nước ngoài nhưng để hoạt động tại Việt Nam chỉ vì thủ tục, chính sách chưa thông, cơ sở pháp lý còn bất cập. Như thế phần lợi lại là bên nước ngoài được hưởng”.
“Lúc này là lúc mượn sức, phục hồi và tạo nền tảng cho tương lai. Chương trình này cũng phải nhìn vào tương lai, dành nguồn lực cho những doanh nghiệp có thể kéo các doanh nghiệp, các ngành và cả nền kinh tế đứng lên. Đây là lý do tôi mong rằng, chương trình này không nên là chương trình đóng”, ông Thiên nói.
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được thiết kế thực hiện trong 2 năm 2022-2023, nhưng tinh thần phục hồi và phát triển kinh tế không đóng lại, mà cần tiếp tục theo nghĩa có thể sẽ có chương trình mới để tiếp đà phục hồi, hay tiếp sức cho phát triển khi quá trình triển khai phát sinh vấn đề mới theo phương pháp “dĩ bất biến ứng vạn biến”.
PGS.TS. Trần Đình Thiên cũng đề nghị cần sớm thiết lập hệ thống giám sát kiểm tra của Quốc hội, Chính phủ để rủi ro là tối thiểu vì đây là một chương trình cần làm nhanh với cách làm mới nên có thể sẽ có sai sót, nên cần có sự bảo hiểm cho những hao phí không tránh khỏi. Có hệ thống giám sát kiểm tra thì cũng không thể vì làm nhanh, mà ai đó phải chịu trách nhiệm với những sai sót.
Tri Nhân thực hiện
- ▪Sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng tích cực
- ▪Bản tin Tâm điểm Chất lượng và cuộc sống: Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 2022 trên 6%
- ▪Việt Nam xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang EU tăng trưởng khả quan
- ▪ADB điều chỉnh triển vọng tăng trưởng của Châu Á đang phát triển giảm nhẹ xuống 7,0% vào năm 2021 và 5,3% năm 2022
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.