Chủ đề Ngày quyền NTD Việt Nam 2024: Thông tin minh bạch, tiêu dùng an toàn
(CL&CS)- Thông tin minh bạch, tiêu dùng an toàn, đó là chủ đề Ngày quyền người tiêu dùng Việt Nam(15/3) được Bộ Công Thương phát động trong năm 2024.
Với chủ đề “Thông tin minh bạch, tiêu dùng an toàn”, điều đó cho thấy tầm quan trọng của thông tin rõ ràng, hàng hóa minh bạch đối với sự an toàn của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường trực tuyến.
Đây cũng là lời kêu gọi các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp trong việc chung tay cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời để người tiêu dùng được thực hiện đầy đủ quyền được cung cấp thông tin, đảm bảo đưa ra các quyết định đúng và an toàn.

Thông tin minh bạch, tiêu dùng an toàn là Ngày quyền người tiêu dùng Việt Nam(15/3)
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết người tiêu dùng ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội.
Thời gian qua, các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng luôn được quan tâm, chú trọng. Đặc biệt, sau gần 2 năm tiến hành sửa đổi, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
Đáng chú ý, nhằm nâng cao vai trò, vị trí của người tiêu dùng trong xu hướng tiêu dùng mới, Luật bổ sung một số quyền mới của người tiêu dùng như: Được tạo điều kiện lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh và bền vững; yêu cầu tổ chức hoặc hỗ trợ thương lượng để giải quyết tranh chấp phát sinh... Đây là căn cứ pháp lý quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với việc tăng thêm quyền cho người tiêu dùng, gắn chặt với bảo đảm môi trường kinh doanh, bảo vệ lợi ích của nhà sản xuất, phân phối hàng hóa.
Có thể thấy, người tiêu dùng được coi là bên yếu thế, nên bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tất yếu nhưng qua đó, doanh nghiệp làm ăn chân chính được bảo vệ.
"Để người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, đã đến lúc hàng Việt Nam phải thuyết phục được người Việt Nam. Có như vậy mới đưa cuộc vận động phát triển bền vững như mong đợi. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hãy đề cao trách nhiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật", ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Theo Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bên cạnh vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, bản thân doanh nghiệp và người tiêu dùng mới là chủ thể quan trọng và giữ vai trò quyết định. Cần nhận thức được rằng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng là cơ sở để phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững.
Cụ thể, phía doanh nghiệp cần đề cao trách nhiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để người tiêu dùng có thể đưa ra các quyết định đúng và an toàn. Bên cạnh đó, cần chú trọng cải tiến các dịch vụ truyền thống, củng cố và phát triển hệ thống phân phối; nghiên cứu xây dựng hệ thống, kênh bán hàng mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Ngoài ra, người tiêu dùng cần có ý thức tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình; cẩn trọng trong quá trình lựa chọn, thanh toán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Đặc biệt, bản thân người tiêu dùng cần mạnh dạn lên tiếng đề xuất, khiếu nại khi gặp vấn đề bị xâm hại quyền lợi để tham gia góp phần phát hiện, xử lý và xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh.
Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 6022/KH-BCT đề xuất hoạt động và lựa chọn chủ đề cho các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 là “Thông tin minh bạch, tiêu dùng an toàn”.
Chủ đề này nhấn mạnh đến ý nghĩa, tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn, thanh toán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều hành vi lừa đảo, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch trên môi trường trực tuyến.
Theo kế hoạch, các hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng được khuyến khích tổ chức và thực hiện trong suốt cả năm 2024, trong đó tập trung vào các khoảng thời gian cao điểm về kinh doanh và tiêu dùng như: Mùa lễ hội, Tết âm lịch, các mùa mua sắm hoặc các dịp mua sắm cao điểm trên thị trường. Các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 được tập trung tổ chức trong tháng 3/2024 và kéo dài trong cả năm 2024, tùy theo tình hình thực tiễn tại các cơ quan, tổ chức và địa phương.
Trung Kiên
- ▪Ngày Quyền người tiêu dùng Thế giới 2023: Trao quyền cho người tiêu dùng thông qua quá trình chuyển đổi năng lượng sạch
- ▪Thông điệp Ngày Quyền Người Tiêu dùng Thế giới 15/3/2021 ” Ngăn chặn ô nhiễm nhựa”
- ▪Bộ Công thương phát động ngày quyền Người tiêu dùng Việt Nam
- ▪Bộ Công Thương tổ chức Ngày Quyền người tiêu dùng Việt Nam năm 2016
Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Quốc hội bức xúc vì cả chợ Ninh Hiệp bán công khai hàng giả, hàng nhái, cơ quan chức năng ở đâu?
sự kiện🞄Thứ bảy, 24/05/2025, 20:05
(CL&CS) - Tình trạng bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến người tiêu dùng là vấn đề nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm.
Quyết liệt hơn nữa trong việc ngăn chặn, xử lý hàng giả, hàng nhái
sự kiện🞄Thứ sáu, 23/05/2025, 20:55
(CL&CS) - Trước những bức xúc của dư luận về vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng gần đây, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) cũng như Ban chỉ đạo 389 tại các tỉnh cùng với các sở, ban, ngành liên quan phải tích cực vào cuộc, tăng cường quản lý thị trường, xử lý quyết liệt hơn nữa để người tiêu dùng tin tưởng, an tâm.
Bộ Y tế quyết liệt đấu tranh chống hàng giả
sự kiện🞄Thứ sáu, 23/05/2025, 20:52
(CL&CS) - Bộ trưởng Bộ Y tế nêu quan điểm xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế là phải đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm khắc, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.