Cây cầu vượt gây tranh cãi nhất: ‘Ngáo’ nhất thế giới hay sự tính toán thông minh?
Nhiều người đặt ra dấu hỏi lớn cho những người làm ra cây cầu: Liệu đây có phải là thiết kế lãng phí tiền bạc và thời gian?
Bức ảnh của cây cầu vượt Raiwind tại Lahore (Pakistan), được mạng xã hội lan truyền sau khi nó được đưa vào hoạt động vào tháng 4/2017, đi kèm với một biểu tượng dấu hỏi lớn ở giữa màn hình. Mặc dù cây cầu được đánh giá cao về khía cạnh hoàn thiện và chất lượng đường, tuy nhiên, hình dạng của nó lại gây nhiều tranh cãi.

Cây cầu từng gây tranh cãi khi bắt đầu đưa vào hoạt động.
Cụ thể, nhiều người tỏ ra tò mò về lý do tại sao cây cầu không được xây thẳng theo đường hai đoạn màu đỏ trong hình mà lại có một hình dáng uốn lượn khó hiểu. Mọi người đặt câu hỏi liệu việc xây dựng như vậy có phải là lựa chọn tốn kém hơn không? Thậm chí, một số người còn đặt nghi vấn về...tình trạng đầu óc của người kỹ sư khi thực hiện bản thiết kế cho cây cầu.
Nhiều người hài hước đùa rằng: Đây là cây cầu vượt “ngáo” nhất thế giới bởi họ cảm thấy việc xây cầu theo đường vòng như vậy là tốn thời gian và lãng phí.
Sự thật đằng sau đó là gì?
Nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ góc trái của bức ảnh - nơi có đường ray đi qua. Trước hết, cần hiểu rằng mục đích của việc xây dựng cầu vượt là để giảm ùn tắc giao thông,và một trong những nguyên nhân chính của ùn tắc là khi các phương tiện phải dừng lại để nhường đường cho tàu hỏa. Vì vậy, cầu vượt phải được xây cao hơn so với mức an toàn cho đoàn tàu một cách an toàn. Tuy nhiên, với chiều cao đó, việc xây cầu thẳng sẽ tạo ra độ dốc rất lớn.

Góc nhìn khác của cây cầu để hiểu rõ hơn lý do tại sao lại có thiết kế như vậy.
Do đó, đoạn đường vòng được hiểu là để tạo ra một không gian thoải mái và an toàn cho đoàn tàu ở phía dưới, đồng thời giảm độ dốc để phương tiện di chuyển một cách dễ dàng, tránh tình trạng lái xe phải đối mặt với con dốc lớn.
Theo một số đánh giá, đây là một tiêu chuẩn an toàn cần thiết, đặc biệt là khi đoạn đường bên phải của cầu dường như là đường 2 chiều với mật độ giao thông lớn. Đoạn đường vòng giúp giảm tốc độ và ngăn chặn tình trạng ùn tắc.

heo một số đánh giá, đây là một tiêu chuẩn an toàn cần thiết khi thiết kế cầu vượt.

Cầu vượt Raiwind vào buổi tối.
Ngoài ra, một số ý kiến còn cho rằng cách xây dựng cầu như vậy là một bước tính toán trước để mở rộng đường ray thương mại trong tương lai.
Hoàng Giang
- ▪Ngôi làng cổ không đường đi nhưng có tới 180 cây cầu gỗ, mỗi ngôi nhà được ví như một ốc đảo nhỏ, hút 800.000 người kéo đến xem hằng năm
- ▪Độc đáo cây cầu gỗ không sử dụng đinh để xây dựng: Đã tồn tại hơn 100 năm tuổi, đẹp như trong phim cổ trang Trung Quốc
- ▪'Ngộp thở' cây cầu vượt thác bắc qua 2 hẻm núi, nối liền 2 thung lũng: Gần 100 bậc thang, phải dùng cả trực thăng để xây dựng
- ▪Lý giải nguyên nhân đại lộ nghìn tỷ thông xe 4 năm mà cầu vượt vẫn bị 'bỏ xó', cốt thép rỉ sét lởm chởm như chông
Bình luận
Nổi bật
Lý Nhã Kỳ thể hiện sự chuyên nghiệp, thần thái đỉnh cao khi gặp sự cố
sự kiện🞄Thứ bảy, 15/03/2025, 09:30
(CL&CS) - Lý Nhã Kỳ, một biểu tượng của sự thành công và đẳng cấp trong làng giải trí Việt Nam, vừa khiến người hâm mộ không khỏi trầm trồ trước bộ ảnh mới nhất của mình.
Bình Thuận xây dựng Mũi Né thành trung tâm du lịch mang tầm quốc tế
sự kiện🞄Thứ sáu, 14/03/2025, 19:09
(CL&CS) - Vừa qua, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia (KDLQG) Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Hải Phòng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Nhà lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng
sự kiện🞄Thứ sáu, 14/03/2025, 19:09
(CL&CS) - Ngày 13/3, UBND huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Nhà lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại thôn Đại Độ, xã Tiên Cường. Sự kiện diễn ra nhân dịp Kỷ niệm 45 năm Ngày mất của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (30/3/1980-30/3/2025).
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.