Cận cảnh ngôi nhà đầu tiên trên thế giới có thể loại bỏ khói bụi ô nhiễm, kỳ vọng là bước đột phá trong ngành xây dựng toàn cầu
Ngôi nhà xinh đẹp đặc biệt đang thu hút sự chú ý của giới xây dựng vì vật liệu xây dựng độc đáo.
Việc sản xuất xi măng dùng làm bê tông là nguyên nhân chính tạo ra lượng khí thải CO2 trên toàn thế giới và vì chúng ta phụ thuộc vào vật liệu này để xây dựng cơ sở hạ tầng nên đây là một vấn đề nghiêm trọng.
Mới đây, một công ty của Nhật Bản đã xây dựng một ngôi nhà xanh đúng nghĩa, bằng cách sử dụng loại bê tông mới có khả năng hút CO2 vào thay vì thải ra khí này.
Ngôi nhà được cho là kiểm soát tốt lượng khí thải phát ra môi trường.
Những kiến trúc sư không chỉ dừng lại ở việc sử dụng những vật liệu thân thiện với môi trường cho ngôi nhà. Họ đã có một ý tưởng đột phá là biến những bức tường bê tông hoạt động giống như bộ lọc. Những bức tường này có thể giúp làm sạch không khí bằng cách hấp thụ CO2, khiến ngôi nhà vừa có phong cách lại vừa làm tốt nhiệm vụ phát thải.
Công trình đặc biệt này cách Tokyo 70 phút, thuộc thị trấn Karuizawa - một thị trấn nghỉ dưỡng miền núi lâu đời và nổi tiếng nhất Nhật Bản, nổi tiếng với khí hậu mát mẻ nhiều cây cối.
Ngôi nhà được phát triển bởi Tập đoàn Kajma.
Những mảng bê tộc có một không hai được sản xuất bởi Tập đoàn Kajima, phối hợp với Công ty Điện lực Chugoku, Denka và Landes Co. Nó được đặt tên là CO2-SUICOM.
Để sản xuất ra những bức tường bê tông đặc biệt này, nhóm kỹ sư xây dựng đã thử nghiệm rất nhiều. Đầu tiên, một loại hỗn hợp xi măng được "ướp lạnh" trong buồng bảo dưỡng và sau đó CO2 được bơm vào buồng để hấp thụ hấp thụ carbon dioxide. CO2 được hấp thụ sau đó sẽ bị mắc kẹt bên trong bê tông và sẽ không thể thoát ra ngoài.
Lớp hàng rào bảo vệ bên ngoài ngôi nhà cũng được sử dụng vật liệu này.
Đại diện Tập đoàn Kajima giải thích: “Thông thường, bê tông cứng lại thông qua phản ứng hóa học giữa xi măng và nước. Nhưng với CO2-SUICOM, hơn một nửa xi măng được thay thế bằng vật liệu mà chúng tôi gọi là γ-C2S. Thay vì phản ứng với nước, γ-C2S phản ứng với CO2 trong không khí để cứng lại, giữ khí bên trong".
Với một loại bê tông hiện đại ưu việt thế này, giá thành của nó hiển nhiên không hề rẻ. Chi phí sản xuất bê tông CO2-SUICOM cao gấp 3 lần so với bê tông tiêu chuẩn được sử dụng tại Nhật Bản. Công ty này vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để giảm giá thành sản phẩm và tin tưởng bê tông hút CO2 hoàn toàn có thể phổ rộng trong tương lai gần.
Những viên gạch bê tông được tạo ra từ vật liệu đặc biệt.
Theo một nghiên cứu được công bố năm ngoái, sản xuất xi măng và bê tông trên toàn thế giới tạo ra khoảng 8% tổng lượng khí thải carbon. Lượng khí thải CO2 dựa trên năng lượng từ ngành xi măng vào năm 2020 chiếm khoảng 1,2% tổng lượng khí thải của Nhật Bản.
Nhật Bản đang là quốc gia đi đầu trong chiến dịch chống phát thải xây dựng. Từ tháng 6/2019, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành lộ trình triển khai các công nghệ tái chế carbon, đề cập tới những mục tiêu cụ thể, thách thức công nghệ và khung thời gian thực hiện.
Cận cảnh bên trong ngôi nhà đang thu hút giới xây dựng.
Chiến lược tăng trưởng xanh tiến tới trung hòa carbon vào năm 2050 của Nhật Bản bao gồm 14 lĩnh vực tiềm năng cần phát triển mạnh để hiện thực hóa mục tiêu trung hòa carbon.
Chiến lược cũng đưa ra các công cụ chính sách để hiện thực hóa mục tiêu trung hòa carbon, như cấp ngân sách, miễn giảm thuế, huy động tài chính, hợp tác quốc tế.
Lược dịch từ Interestingengineering
Ngọc Trà
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.