Cách tính giá bán lẻ điện theo đề xuất mới của Bộ Công thương

(NTD) - Bộ Công thương đang lấy ý kiến các bộ ngành và người dân nhằm hoàn thiện dự thảo quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện thay thế Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg, để trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Bộ Công thương đưa 5 phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt gồm 1, 3, 4 và 5 bậc.

Với phương án 1, giá điện bằng mức giá điện bình quân hiện hành cho sinh hoạt là 1.897 đồng/kWh. Cụ thể, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 201 kWh/tháng trở lên (khoảng 6,7 triệu hộ) tiền điện phải trả giảm từ 8.000 - 330.000 đồng/hộ/tháng.

Hộ sử dụng từ 0 - 200 kWh/tháng (khoảng 18,6 triệu hộ), tiền điện trả tăng từ 17.000 - 36.000 đồng/hộ/tháng. Số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội tăng lên do giá điện của bậc 1 được điều chỉnh tăng.

ban_le_dien

Bộ Công thương đề xuất giá bán lẻ điện theo 5 bậc thang

Ở phương án 2, cơ cấu biểu giá điện sinh hoạt bao gồm 3 bậc (thay vì 6 bậc như hiện hành). Cụ thể, giá điện bậc 1 (từ 0 - 100 kWh); bậc 2 từ 101 - 400 kWh; bậc 3 từ 401 kWh trở lên. Cụ thể, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 301 kWh/tháng trở lên (khoảng 3,1 triệu hộ), tiền điện phải trả giảm từ 45.000 - 62.000 đồng/hộ/tháng. Hộ sử dụng từ 0 - 300 kWh/tháng (khoảng 22,3 triệu hộ), tiền điện phải trả tăng từ 4.000 - 30.000 đồng/hộ/tháng. Số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội tăng lên do giá điện của bậc 1 được điều chỉnh tăng.

Với phương án 3, cơ cấu biểu giá điện sinh hoạt bao gồm 4 bậc thang. Cụ thể, giá điện bậc 1 từ 0 - 100 kWh; bậc 2 từ 101 - 300 kWh; bậc 3 từ 301 - 600 kWh; bậc 4 từ 601 kWh trở lên. Cụ thể, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 51 - 100, 201 - 300 và 301 -  400 kWh/tháng (khoảng 10,3 triệu hộ), tiền điện phải trả giảm từ 267.000 - 32.000 đồng/hộ/tháng.

Hộ sử dụng từ 0 - 50, 101 -  200 và từ 401 kWh/tháng trở lên (khoảng 15,3 triệu hộ) tiền điện phải trả tăng từ 1.000 - 105.000 đồng/hộ/tháng. Số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội tăng lên do giá điện của bậc 1 được điều chỉnh tăng.

Phương án thứ 5 là chia giá điện theo 5 bậc thang. Ở phương án này, Bộ Công thương đưa ra hai kịch bản.

Kịch bản 1, giá điện sinh hoạt bao gồm 5 bậc thang; trong đó giá điện bậc 1 (cho 0 - 100 kWh) giữ như mức giá bậc 1 theo biểu giá hiện hành; bậc 2 từ 101 - 200 kWh; bậc 3 từ 201 - 400 kWh; bậc 4 từ 401 - 700 kWh; bậc 5 từ 701 kWh trở lên.

Theo tính toán, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 701 kWh/tháng trở lên (khoảng 0,5 triệu hộ, chiếm 1,8% tổng số hộ) phải trả tăng thêm 29.000 đồng/hộ/tháng.

Đối với kịch bản 2, giá bán lẻ điện bình quân cho sinh hoạt không đổi: Gộp bậc 1 và bậc 2 với giá điện giữ nguyên theo bậc 1 nhằm đảm bảo ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội không thay đổi; phần doanh thu thiếu được bù vào bậc trên 700 kWh; giá điện của bậc 201 - 400 kWh được gộp theo giá bình quân của bậc 4 (201 - 300 kWh) và bậc 5 (từ 301 - 400 kWh) của giá điện cũ.

Nhưng nhược điểm của kịch bản này là tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 200 - 300 kWh/tháng (khoảng 3,6 triệu hộ) và từ 701 kWh/tháng trở lên (khoảng 0,5 triệu hộ) phải trả tăng thêm khoảng từ 6.000 - 14.000 đồng/hộ/tháng (các nhóm khách hàng khác được giảm tiền điện phải trả). Mức tăng giá giữa các bậc là không đồng đều.

Vũ Sơn

Bình luận

Nổi bật

Bốn nhà khoa học giành Giải thưởng Bảo Sơn 2024

Bốn nhà khoa học giành Giải thưởng Bảo Sơn 2024

sự kiện🞄Thứ hai, 12/05/2025, 15:39

(CL&CS)- Tối 11/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Bảo Sơn, Quỹ Bảo Sơn tổ chức Lễ trao Giải thưởng Bảo Sơn 2024.

Đấu giá đất vẫn sôi động: Thị trường bất động sản chuyển mình sau giai đoạn trầm lắng?

Đấu giá đất vẫn sôi động: Thị trường bất động sản chuyển mình sau giai đoạn trầm lắng?

sự kiện🞄Thứ hai, 12/05/2025, 15:37

Năm 2025 chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của các phiên đấu giá đất trên cả nước, đặc biệt tại các khu vực đô thị hóa nhanh và các tỉnh vệ tinh. Mặc dù thị trường bất động sản trong hai năm trở lại đây trải qua nhiều biến động, từ siết tín dụng đến chính sách kiểm soát giá đất và quy hoạch, nhưng các phiên đấu giá đất công vẫn thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư và người dân có nhu cầu thực.

Thị trường bất động sản Việt Nam tăng giá cao hơn cả Mỹ, Nhật Bản và sẽ còn tiếp tục tăng?

Thị trường bất động sản Việt Nam tăng giá cao hơn cả Mỹ, Nhật Bản và sẽ còn tiếp tục tăng?

sự kiện🞄Thứ hai, 12/05/2025, 15:36

Đây là nhận định của TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, thị trường bất động sản cũng đang từng bước phục hồi nhưng tốc độ còn chậm.